Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương – Tài liệu text

Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.64 MB, 83 trang )

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
CẢNG VỤ HÀNG HẢI ĐỒNG NAI

NỘI QUY CẢNG BIỂN

THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Đồng Nai, tháng 4/2018
1

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
CẢNG VỤ HÀNG HẢI ĐỒNG NAI
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

/QĐ-CVHHĐN

Đồng Nai, Ngày….tháng….năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Nội quy cảng biển
thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương
GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ HÀNG HẢI ĐỒNG NAI
– Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;
– Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Căn cứ Công văn số 577/CHHVN-PC ngày 07/02/2018 của Cục Hàng hải Việt Nam về phê
duyệt Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Nội quy Cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng
Nai, tỉnh Bình Dương”.
Điều 2.
1.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2.Bãi bỏ Quyết định số 333/QĐ-CVHHĐN ngày 10/12/2007 của Cảng vụ Hàng hải Đồng
Nai về Ban hành Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và các
quy định trước đây của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai liên quan đến hoạt động hàng hải tại
khu vực quản lý thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương trái với quy định tại Nội
quy này.
Điều 3. Các phịng: Pháp chế, Thanh tra – An tồn an ninh hàng hải, Tổ chức – Hành chính,
Tài vụ, Đại diện Phước Thái, Đại diện Nhơn Trạch, tổ chức và cá nhân liên quan có trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Cục Hàng hải Việt Nam (b/c);
– UBND tỉnh Đồng Nai;
– BCH Biên phòng BR-VT;
– Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, Bình Dương;
– Sở Y tế tỉnh Đồng Nai;
– Sở GTVT tỉnh Đồng Nai;
– Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai;
– Phòng CSMT CA Đồng Nai;
– Phòng CSĐT CA Đồng Nai;
– Các cơ quan QLNN liên quan;
– Tổng Cty BĐATHH Miền Nam;
– Tổ chức Hoa tiêu: KV I, Vũng Tàu, Tân Cảng;

GIÁM ĐỐC
– Các Hiệp hội chủ tàu;
– Các Doanh nghiệp cảng;
– Các Doanh nghiệp: Đại lý, Dịch vụ Hàng hải;
– Lưu VT, TCHC.
NGUYỄN VIẾT TRỌNG
2

NỘI QUY CẢNG BIỂN
THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-CVHHĐN
ngày 20/4/2018 của Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nội quy này quy định cụ thể về hoạt động hàng hải tại cảng biển tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình
Dương trên cơ sở quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015 và Nghị định số
58/2017/NĐ-CP ngày 10/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật
Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và các quy định khác có liên quan của
pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nội quy này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài hoạt
động tại các cảng biển, vùng nước thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
2. Các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường tại
Nội quy này cũng được áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm
trong vùng nước cảng biển.
Điều 3. Phạm vi vùng nước cảng biển và vùng đón trả hoa tiêu

1. Vùng nước cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương được Bộ Giao thơng Vận tải Công
bố vùng nước cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu vực quản lý của Cảng vụ
Hàng hải Đồng Nai. Chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nội quy này.
2. Vùng đón trả hoa tiêu cho tàu thuyền đến và rời cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương
được quy định tại Quyết định số 252/QĐ-CHHVN ngày 28/4/2014 của Cục Hàng hải Việt
Nam cơng bố mở vùng đón trả hoa tiêu trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nội quy này.
Điều 4. Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển tỉnh Đồng Nai,
tỉnh Bình Dương là Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có trụ sở chính và các văn phịng đại diện
như sau:
a) Trụ sở chính Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai
– Địa chỉ: Quốc lộ 51, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai.
– Điện thoại
: 02513 832 134; Fax: 02513 832 135
– Điện thoại trực ban: 0909 639 646.
– E-mail: [email protected]; hoặc [email protected]
b) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái (Đại diện Phước Thái)
– Địa chỉ : Ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
– Điện thoại
: 02513 841 255; Fax: 02513 841 141
– Di động
: 0918 148 375
3

– Email : [email protected]
c) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch (Đại diện Nhơn Trạch)
– Địa chỉ : Ấp 2, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
– Điện thoại

: 02513 578 070; Fax: 02513 578 070
– Di Động
: 0932 170 836
– Email : [email protected]
2. Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai, Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái và tại
Nhơn Trạch quy định tại Khoản 1 Điều này sau đây gọi tắt là Cảng vụ.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
THỦ TỤC TÀU THUYỀN ĐẾN VÀ RỜI CẢNG BIỂN
Điều 5. Yêu cầu chung đối với hoạt động tàu thuyền tại cảng biển
1. Tàu thuyền đến vùng nước cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương phải bảo đảm các
điều kiện theo quy định tại Mục 1, Chương IV của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP và các quy
định liên quan khác của pháp luật.
2. Tất cả các loại tàu thuyền chỉ được hoạt động tại các cảng biển, bến cảng, cầu cảng đã
được công bố đưa vào sử dụng và phù hợp với công năng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng
đó.
3. Các tàu thuyền khi đi qua cầu Long Thành để vào/rời các cảng thuộc khu vực Đồng Nai
và cảng Bình Dương kể cả các bến cảng thủy nội địa trên sông Đồng Nai phải điều chỉnh
chiều cao tĩnh không và khổ thông thuyền đảm bảo hành trình an tồn khi qua cầu với giới
hạn thông báo tĩnh không là 30m, khổ thông thuyền là 110m.
4. Các tàu thuyền khi đi qua đường dây điện cao thế để vào/rời các cảng thuộc khu vực Gị
Dầu phải điều chỉnh chiều cao tĩnh khơng sao cho đảm bảo hành trình an tồn khi chiều cao
tĩnh không thông báo của đường dây điện cao thế khu vực này là 55m.
5. Các tàu thuyền khi đi qua cầu Phước Khánh để vào/rời các cảng thuộc khu vực Nhơn
Trạch phải điều chỉnh chiều cao tĩnh không và khổ thơng thuyền đảm bảo hành trình an tồn
khi qua cầu với giới hạn tĩnh không thông báo là 55m, khổ thơng thuyền sẽ được cập nhật
khi có thơng báo chính thức từ cầu Phước Khánh.
6. Các tàu thuyền khi đi qua đường dây điện cao thế trên sông Đồng Nai, sơng Sồi Rạp,

sơng Lịng Tàu để vào/rời các cảng thuộc khu vực Nhơn Trạch và các cảng thuộc khu vực
sông Đồng Nai phải điều chỉnh chiều cao tĩnh không sao cho đảm bảo an tồn khi chiều cao
tĩnh khơng thơng báo của các đường dây điện cao thế khu vực này là 55m.
7. Khu neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền vào cảng biển thuộc Đồng Nai và Bình Dương là
giới hạn tại các khu vực được quy định cụ thể như sau:
a) Khu neo Nhà Bè:
– Có 4 điểm neo thuộc quyền quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai như sau: NB-14,
NB-15, NB-16, NB-17.
– Các điểm neo đậu khác tại khu neo Nhà Bè được quy định tại Nội quy cảng biển của Cảng
vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh;
4

b) Khu neo Vũng Tàu được quy định tại Nội quy cảng biển của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu;
c) Khu neo thượng lưu Cảng Phước Thái (Vedan) sẽ cập nhật khi có cơng bố chính thức.
8. Ngồi quy định trên, tất cả các loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải và mục
đích sử dụng chỉ được phép vào cảng biển thuộc quyền quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng
Nai khi chiều dài, mớn nước, trọng tải phù hợp với điều kiện cho phép của luồng, cầu cảng,
khu neo đậu đã được công bố. Các trường hợp khác do Giám đốc Cảng vụ xem xét, quyết
định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 6. Thủ tục thông báo, xác báo tàu thuyền đến, rời cảng biển
1. Việc thông báo, xác báo tàu thuyền (bao gồm cả tàu quân sự, tàu công vụ, tàu ngầm, tàu
lặn, thủy phi cơ, phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB) đến, rời cảng biển tỉnh Đồng
Nai, tỉnh Bình Dương thực hiện theo quy định tại các Điều 87, Điều 88 Nghị định số
58/2017/NĐ-CP hoặc quy định liên quan về thủ tục điện tử cho tàu thuyền.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động tại vùng nước cảng biển
phải chấp hành chế độ thông báo, xác báo theo Quy chế quản lý, vận hành, khai thác hệ thống
giám sát và điều phối giao thông hàng hải khu vực cảng biển Vũng Tàu – Sài Gòn – Đồng Nai
– Mỹ Tho (sau đây được gọi là hệ thống VTS).
Điều 7. Điều động tàu thuyền trong vùng nước cảng biển

1. Việc điều động tàu thuyền neo đậu, di chuyển vị trí, cập cầu, cập mạn hoặc tiến hành các
hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải theo quy định tại
Điều 62 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
2. Phương tiện thuỷ nội địa, tàu cá được điều động vào neo đậu tại các vị trí theo chỉ định của
Cảng vụ hàng hải.
Điều 8. Thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển
1. Thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển và tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến
Campuchia qua sông Tiền thực hiện theo quy định tại các Mục 2, Mục 4 và Mục 5 của
Chương IV Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
2. Quy định miễn, giảm thủ tục tàu vào, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt theo
quy định tại Điều 74 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
3. Việc thực hiện thủ tục điện tử đối với tàu thuyền thực hiện theo quy định tại Mục 3
Chương IV Nghị định số 58/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục
điện tử.
4. Địa điểm làm thủ tục:
a) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái: Các tàu thuyền hoạt động tuyến nội
địa, phương tiện thủy nội địa vào và rời bến cảng trên sông Thị Vải thuộc địa phận tỉnh Đồng
Nai trừ các phương tiện thủy nội địa xuất cảnh đi Campuchia.
b) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch: Các loại tàu thuyền kể cả phương
tiện thủy nội địa xuất cảnh đi Campuchia vào và rời bến cảng trên sơng Nhà Bè, sơng Lịng
Tàu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.
c) Tại Trụ sở chính Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai: Tất cả các loại tàu thuyền kể cả các tàu
thuyền quy định tại Điểm a và Điểm b điều này khi có yêu cầu làm thủ tục tại trụ sở chính.

5

Mục 2
THỦ TỤC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
HÀNG HẢI KHÁC TẠI CẢNG BIỂN

Điều 9. Phê duyệt phương án bảo đảm an tồn hàng hải
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
Điều 10. Thủ tục tiến hành các hoạt động lặn hoặc các cơng việc ngầm dưới nước
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 62 Nghị định số
58/2017/NĐ-CP.
Điều 11. Thủ tục tàu thuyền thi cơng cơng trình hàng hải, nạo vét luồng, khai thác cát hoặc
cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Khoản 3, Điều 62 Nghị định số
58/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan.
Đối với dự án nạo vét thủy diện cảng, dự án nạo vét duy tu luồng sử dụng ngân sách nhà
nước, dự án nạo vét xã hội hóa ngồi các quy định điều này cần thực hiện theo quy định liên
quan trực tiếp đến nội dung hoạt động được pháp luật quy định.
Điều 12. Thủ tục cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước
cảng biển
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Khoản 3, Điều 110, Mục 1, Chương V, Nghị
định số 58/2017/NĐ-CP.
Điều 13. Thủ tục sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải
khác
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Khoản 9, Điều 113, Mục 1, Chương V, Nghị
định số 58/2017/NĐ-CP.
Điều 14. Thủ tục tháo bỏ niêm phong kẹp chì tại các van, thiết bị của tàu thuyền mà
chất độc hại có thể thốt ra ngoài hoặc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua các van
hoặc thiết bị của tàu thuyền
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Khoản 2, Điều 118, Mục 2, Chương V, Nghị
định số 58/2017/NĐ-CP.
Điều 15. Thủ tục đăng ký, thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước
cảng biển
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định ở các Điều tại Chương II, Thông tư số
41/2017/TT-BGTVT ngày 14/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý thu
gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển.

Điều 16. Thủ tục liên quan đến tiếp nhận, trao đổi nước dằn tàu
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định của Bộ Giao thông vận tải liên quan đến tiếp nhận,
trao đổi, thanh thải nước dằn tàu từ tàu thuyền tại cảng biển và quy định khác liên quan của
pháp luật.
Điều 17. Thủ tục tàu thuyền đang đóng hoặc sửa chữa, hốn cải chạy thử
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Điều 98, Mục 4, Chương IV, Nghị định số
58/2017/NĐ-CP.
Điều 18. Thủ tục trình kháng nghị hàng hải
Các tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nước cảng biển thực hiện việc trình kháng nghị
hàng hải theo quy định tại các Điều: 118, 119, 120, 121 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và
6

Thông tư số 30/2016/TT-BGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ Giao thông vận quy định về trình
tự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
Điều 19. Thủ tục thẩm định – phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định ở các điều tại Chương III, Thông tư số
27/2011/TT-BGTVT ngày 14/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung
năm 2002 của Cơng ước quốc tế về an tồn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban
hành kèm theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu thuyền và cảng biển nếu có thơng tư thay thế
Thơng tư số 27/2011/TT-BGTVT thì áp dụng theo thơng tư thay thế.
Điều 20. Thủ tục phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày
16/01/2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa,
vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
Điều 21. Thủ tục phê duyệt Phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu
trọng của phương tiện thủy nội địa
Trình tự, thời hạn và thủ tục theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày
27/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của luật giao
thông đường thủy nội địa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy

nội địa và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 22. Địa điểm làm thủ tục đối với các hoạt động hàng hải khác tại
cảng biển
– Địa điểm thực hiện tiếp nhận hồ sơ, xử lý các thủ tục hành chính khác tại Đại diện Phước
Thái, Đại diện Nhơn Trạch được thực hiện theo Quyết định về chức năng quyền hạn của các
đại diện.
– Trụ sở chính: Thực hiện tất cả các thủ tục theo quy định.

Mục 3
THÔNG TIN LIÊN LẠC TẠI CẢNG BIỂN
Điều 23. Phương thức thông tin liên lạc
1. Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền liên lạc với Cảng vụ qua địa chỉ, điện thoại, fax, hộp thư điện
tử quy định tại Điều 3 của Nội quy này.
2. Việc sử dụng VHF thực hiện theo quy định dưới đây:
a) Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi đến, lưu lại và rời cảng biển tỉnh Đồng
Nai, tỉnh Bình Dương phải duy trì liên lạc với Cảng vụ trên các kênh VHF được chỉ định;
trường hợp khơng được chỉ định, phải duy trì sự liên lạc trên kênh trực canh – kênh 16. Riêng
kênh 13 và các kênh được chỉ định khác là các kênh làm việc.
b) Tên tàu thuyền hoặc tên tổ chức, cá nhân chỉ được nêu không quá ba lần trong một lần gọi
hoặc trả lời. Trên kênh trực canh, việc gọi và trả lời phải được tiến hành nhanh chóng và
chuyển sang kênh làm việc ngay sau khi đã liên lạc với nhau.
c) Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được làm ảnh hưởng tới hoạt động của Cảng vụ trên
kênh 13.
d) Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân, tàu thuyền thực hiện các cuộc gọi bình thường trên kênh 16
trong thời gian có tín hiệu cấp cứu hoặc thơng tin khẩn cấp phát trên kênh này.
3. Tàu thuyền có thể liên lạc với Cảng vụ qua các đài thông tin duyên hải.
7

4. Ngôn ngữ sử dụng khi liên lạc VHF là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Điều 24. Thông báo, xác báo việc duy chuyển, điều động của tàu thuyền Việt Nam và
tàu thuyền nước ngoài
Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi điều động vào/rời cảng, khu neo đậu, khu
chuyển tải thuộc khu vực quản lý của Cảng vụ phải thông báo, xác báo cho Cảng vụ bằng
VHF hoặc bằng điện thoại.
Các tàu biển trước khi vào, rời các cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước quản lý của Cảng
vụ Hàng hải Đồng Nai ngoài việc phải thực hiện thông báo để lập kế hoạch theo quy định tại
Khoản 5, Điều19 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP thì phải thơng báo, xác báo việc di chuyển
cho Cảng vụ bằng VHF hoặc bằng điện thoại.
Điều 25: Thông tin liên lạc với Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải
Các tàu khi vào vùng nước cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương khi hoạt động
tại các vùng của hệ thống VTS ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 63, Nghị định số
58/2017/NĐ-CP thì phải thực hiện việc thông báo với trung tâm VTS các nội dung cụ thể
trong Quy chế hoạt động hệ thống VTS.
1. Vị trí, địa điểm, kênh liên lạc, nội dung thông báo thực hiện theo Quy chế hoạt động hệ
thống VTS;
2. Các tàu trong khi thực hiện việc giao tiếp bằng VHF, tránh làm nhiễu hoặc sử dụng các
kênh VHF mà hệ thống VTS đã quy định để liên lạc.
3. Các thay đổi hoặc bổ sung, mở rộng về vùng hoạt động, kênh làm việc của hệ thống VTS
quy định tại Điều này thực hiện theo Quy chế hoạt động hệ thống VTS được ban hành.

Mục 4
HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN TẠI CẢNG BIỂN
Điều 26. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ
1. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ được thể hiện dưới các hình thức sau:
a) Kế hoạch điều động tàu;
b) Lệnh điều động, bao gồm cả điều động điện tử;
c) Giấy phép chạy thử tàu;
d) Giấy phép rời cảng;
e) Giấy phép vào/ rời bến cảng (đối với tàu thuyền thủy nội địa).

f) Lệnh điều động trực tiếp qua VHF, điện thoại trong các trường hợp khẩn cấp.
2. Sau khi nhận được lệnh điều động, nếu không thể thực hiện, Thuyền trưởng hoặc người
đại diện tàu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cảng vụ và giải thích lý do.
Điều 27. Hành trình của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nước cảng biển phải chấp hành đúng quy định của Quy
tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền ban hành theo Thông tư số 19/2013/TT-BGTVT ngày
06/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải, các quy định có liên quan khác của pháp
luật và các yêu cầu sau đây:
1. Tàu thuyền khi hành trình cùng chiều khơng được đi gần nhau hoặc thành hàng ngang mà
phải đi theo hàng một và ln giữ khoảng cách an tồn đối với tàu thuyền đi trước, đi sau và
các tàu thuyền khác.
2. Các tàu hoạt động trong khu vực Gị Dầu khơng được cặp và rời cầu cùng lúc mà phải cách
8

nhau ít nhất là 30 phút để cho tàu được cặp, rời cảng có đủ khơng gian và thời gian điều động.
3. Các tàu khi hành trình trên luồng, phải tuân thủ chỉ dẫn của báo hiệu hàng hải. Ngoài ra
khi nhận được các hướng dẫn hay cảnh báo an tồn từ Trung tâm điều hành hệ thống VTS,
thì thực hiện theo các hướng dẫn, cảnh báo của Trung tâm điều hành hệ thống VTS.
4. Để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm môi trường,
thuyền trưởng của tàu thuyền khi hoạt động tại vùng nước cảng biển phải thực hiện các quy
định sau:
a) Chấp hành chính xác, kịp thời lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ; trường hợp không
thể thực hiện ngay thì phải thơng báo Giám đốc Cảng vụ để xử lý.
b) Khi hành trình trên luồng, tàu thuyền phải duy trì tốc độ phù hợp nhằm bảo đảm an toàn,
đặc biệt lưu ý khi đi qua các khu vực: luồng hẹp, khu quay trở, nơi đang có hoạt động ngầm
dưới nước, thi cơng cơng trình, nạo vét luồng, thả phao tiêu, trục vớt, cứu hộ, xếp dỡ hàng
hoá, neo đậu và điều động của tàu thuyền.
c) Nếu điều kiện thực tế cho phép và đảm bảo an toàn, phải bám sát mép bên phải của luồng.
Nghiêm cấm tàu thuyền hành trình cắt ngang qua luồng hoặc cắt hướng gây trở ngại cho tàu

thuyền khác đang hành trình trên luồng.
d) Tàu thuyền nhỏ nếu có thể hành trình an tồn ngồi luồng thì khơng được gây trở ngại đến
hành trình của tàu thuyền lớn chỉ có thể hành trình an tồn trong phạm vi giới hạn của luồng.
e) Khơng được tự ý neo đậu hoặc dừng lại trên luồng, đường ống và cơng trình ngầm dưới
nước, phía dưới đường dây điện cao thế, cầu qua sông hay các khu vực hạn chế khác, trừ
trường hợp tàu thuyền bị tai nạn, sự cố. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải áp dụng
mọi biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm an toàn của tàu mình và các tàu thuyền khác, đồng
thời nhanh chóng áp dụng biện pháp phù hợp để đưa tàu thuyền đến vị trí neo đậu an tồn.
f) Tàu thuyền trước khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, thuyền
trưởng hoặc người làm thủ tục phải thơng báo cho Cảng vụ.
5. Thời gian hành trình ban đêm tính từ 18 giờ 00 đến 05 giờ 00 của ngày kế tiếp. Trường
hợp chạy lấn đêm, tùy theo điều kiện thực tế cho phép, Giám đốc Cảng vụ sẽ xem xét quyết
định.
6. Các tàu chỉ được phép hành trình ban đêm trên luồng vào, rời các cảng biển tỉnh Đồng Nai,
tỉnh Bình Dương cần tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Vào hoặc rời cảng thuộc khu vực Gị Dầu
-Tàu có chiều dài dưới 120m, có mớn nước dưới 7m hoặc có thể lớn hơn sau khi tham khảo
ý kiến của Hoa tiêu và Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai đối với thời điểm ra vào cụ thể.
b) Vào hoặc rời cảng tại khu vực sông Đồng Nai bao gồm cảng Bình Dương
– Tàu dưới 5000DWT, mớn nước dưới 4m hoặc có thể lớn hơn sau khi tham khảo ý kiến của
Hoa tiêu và Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai đối với thời điểm ra vào cụ thể.
– Đồn lai có tổng chiều dài dưới 120m.
c) Các trường hợp khác nếu muốn hành trình ban đêm trên luồng phải có sự xem xét chấp
thuận của Giám đốc Cảng vụ.
Điều 28. Tốc độ hành trình của tàu thuyền trên luồng
1. Tàu thuyền hành trình trên luồng phải giữ tốc độ an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế
cho phép, đặc biệt cần phải tính đến mật độ giao thơng, ảnh hưởng của sóng do tàu tạo ra đối
với tàu thuyền khác đang neo đậu, bến phà, bến đò, các tàu thuyền thủy nội địa nhỏ đang
hành trình, các cơng trình trên sơng, ven bờ và bờ sơng.
2. Tàu thuyền phải giảm tốc độ và điều động thận trọng khi hành trình ngang qua hay gần các

9

khu vực đưới đây:
a) Khu vực cầu Long Thành trên sơng Đồng Nai, cầu Phước Khánh trên sơng Lịng Tàu – Nhà
Bè.
b) Khu vực ụ nổi, bến phà, bến khách ngang sơng.
c) Khu vực đang có thợ lặn hoạt động, đang tiến hành nạo vét hay các hoạt động ngầm dưới
nước.
d) Tàu thuyền nhỏ, tàu thuyền chèo tay.
e) Cần cẩu nổi đang hoạt động.
f) Tàu thuyền đang trục vớt tài sản chìm đắm.
g) Các khu vực hạn chế hàng hải hoặc diễn tập theo Thông báo hàng hải của Cảng vụ.
3. Các tàu thuyền khi hành trình trên tuyến luồng do Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí
Minh quản lý để vào, rời các cảng biển tại khu vực Nhơn Trạch, các cảng trên sơng Đồng
Nai, cảng Bình Dương cần tuân thủ quy định về tốc độ ban hành trong Nội quy cảng biển
thành phố Hồ Chí Minh được trích lục và ban hành tại Phụ lục 3 đính kèm.
4. Các tàu thuyền hành trình trên luồng Vũng Tàu – Thị Vải vào, rời các cảng biển tại khu vực
Gò Dầu cần tuân thủ quy định về tốc độ được ban hành trong Nội quy cảng biển của Cảng vụ
Hàng hải Vũng Tàu được trích lục và ban hành tại Phụ lục 3 đính kèm.
5. Các tàu thuyền hành trình trên tuyến luồng sơng Đồng Nai, căn cứ điều kiện thực tế, mật
độ tàu thuyền trên luồng phải giữ khoảng cách và tốc độ an toàn.
Điều 29. Cập mạn tàu thuyền
1. Trừ tàu công vụ, tàu hoa tiêu đang làm nhiệm vụ và các trường hợp khẩn cấp, cấm tàu
thuyền cập mạn tàu thuyền khác khi chưa được Cảng vụ hàng hải chấp thuận.
2. Việc cập mạn tàu thuyền trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định tại Điều 68
Nghị định số 58/2017/NĐ-CP, thông tư hướng dẫn và các yêu cầu sau đây:
a) Tàu thuyền cập mạn tàu để cấp nhiên liệu, chuyển tải xăng dầu hay các loại hàng nguy
hiểm khác chỉ được cập mạn hàng một và phải có giấy phép cập mạn (áp dụng cho tàu biển
cập mạn) hoặc giấy phép vào/rời cảng biển (áp dụng cho phương tiện thủy nội địa cập mạn).

b) Tàu thuyền cập mạn nhau phải có sự thỏa thuận của 2 thuyền trưởng và áp dụng các biện
pháp nhằm đảm bảo an toàn khi cập mạn.
c) Đối với cảng Long Thành, cảng Gò Dầu A2 các tàu thuyền chỉ được phép cập mạn hàng
một.
Điều 30. Tàu thuyền neo đậu
Tàu thuyền neo đậu trong vùng neo thuộc quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai phải chấp
hành theo quy định tại Điều 65, Mục 1, Chương IV, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
1. Các khu neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền vào cảng biển thuộc Đồng Nai và Bình Dương
được quy định tại Khoản 8, Điều 4 Chương II tại Nội quy này.
2.Tàu thuyền có nhu cầu neo đậu phải có “Giấy xin vị trí neo” được gửi trực tiếp hoặc fax tới
văn phịng chính Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai chậm nhất 2 giờ trước khi tàu điều động vào
vị trí neo đậu. Trong giấy xin vị trí neo phải thể hiện được các thông số cơ bản như sau: tên
tàu, quốc tịch, hô hiệu, GRT, DWT, LOA, Draft, lượng hàng hóa, thời gian dự kiến (đến và
rời khu neo), tên đại lý (nếu có).
3. Tàu thuyền phải neo đúng vị trí đã được chỉ định. Các phương tiện thủy nội địa, các xà lan,
tàu thuyền cấp nhiên liệu hoặc các tàu thuyền nhỏ khác khi chưa được chấp thuận của Cảng
vụ không được cập mạn tàu đang neo làm gây mất trật tự an toàn, an ninh hàng hải.
4. Thuyền trưởng phải có trách nhiệm xác báo lại cho Cảng vụ biết thời gian ngay khi tàu
10

thuyền đã neo đậu an tồn tại vị trí được chỉ định hoặc khi tàu rời vị trí neo để vào cảng làm
hàng hoặc đi tới khu vực Cảng khác.
5. Tàu thuyền có thể xin thay đổi vị trí neo đậu khác với vị trí do Cảng vụ chỉ định khi có lý
do hợp lý và chỉ được điều động tới vị trí mới khi được Cảng vụ chấp thuận.
6. Tàu thuyền không được neo đậu trong phạm vi luồng hàng hải, tại các vị trí có thể gây mất
an tồn: khu vực có bến phà, bến đị chở khách ngang sông, dưới các đường dây điện cao thế,
dưới các cầu bắc ngang sông.Trường hợp bất khả kháng buộc phải thả neo khẩn cấp thì
thuyền trưởng phải ngay lập tức báo cho Trung tâm điều hành hệ thống VTS và Cảng vụ
Hàng hải Đồng Nai biết vị trí của tàu mình, sau đó phải khẩn trương khắc phục sự cố để giải

tỏa vị trí này.
7. Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển phải đảm bảo duy trì tối thiểu 2/3 số lượng thuyền
viên với chức danh phù hợp theo Khoản 2, Điều 69, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP và phải
đảm bảo các chức danh theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGTVT.
8. Phương tiện thủy nội địa chỉ được neo đậu, tập kết tại các khu neo quy định và khơng gây
cản trở đến việc hành trình của các tàu thuyền.
Điều 31. Bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khi điều động quay trở
1. Tàu thuyền không được phép vượt qua hay điều động vào vùng quay trở khi ở đó đang có
tàu thuyền quay trở và nếu hành động đó làm ảnh hưởng tới q trình quay trở của tàu thuyền
khác.
2. Tàu thuyền trước, trong khi quay trở phải tăng cường cảnh giới và sử dụng các trang thiết
bị thông tin liên lạc hữu hiệu để báo, cảnh báo cho các tàu thuyền khác đang đến gần biết về
tình trạng hiện tại cũng như dự kiến điều động của tàu mình ngay từ khi những tàu thuyền đó
cịn ở khoảng cách an toàn.
3. Khi điều kiện thực tế cho phép, tàu thuyền có thể điều động quay trở tại khu vực thủy diện
bến cảng, bến phao để cặp hoặc rời cầu, phao hoặc cập mạn tàu khác nếu đảm bảo an tồn và
khơng ảnh hưởng tới hành trình, neo đậu của tàu thuyền khác.

Mục 5
DỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢI
Điều 32. Yêu cầu đối với dịch vụ hoa tiêu hàng hải
Dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng nước cảng biển phải thực hiện theo quy định tại
Chương XI, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, Mục 6 Chương V, Nghị định số
58/2017/NĐ-CP và quy định có liên quan khác của pháp luật và các yêu cầu sau đây:
1. Tổ chức hoa tiêu có trách nhiệm lập và gửi kế hoạch dẫn tàu hàng ngày theo quy định tại
Điều 103 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
2. Tổ chức hoa tiêu hàng hải có trách nhiệm bố trí hoa tiêu dẫn tàu theo kế hoạch điều động
tàu do Cảng vụ lập.
3. Tổ chức hoa tiêu hàng hải có trách nhiệm thơng báo kịp thời cho hoa tiêu được phân công
dẫn tàu về Kế hoạch điều động tàu thuyền của Cảng vụ cung cấp và những thay đổi nếu có.

4. Tổ chức hoa tiêu phải cập nhật và thông báo cho hoa tiêu dẫn tàu các thông số kỹ thuật về
bến cảng, bến phao, khu vực quay trở, độ sâu tuyến luồng… cũng như các yêu cầu kỹ thuật
khi cập và rời cầu cảng, bến phao.
Điều 33. Yêu cầu khi đón, trả hoa tiêu
11

Tàu thuyền khi đến gần tàu hoa tiêu để đón hoặc trả hoa tiêu phải giảm tốc độ đến mức thấp
nhất đủ để ăn lái, giữ liên lạc với hoa tiêu trên kênh VHF được chỉ định và bố trí thang hoa
tiêu ở mạn dưới gió hoặc theo yêu cầu của hoa tiêu để hoa tiêu lên, rời tàu an toàn. Cầu thang
hoa tiêu phải đảm bảo tiêu chuẩn, được chiếu sáng vào ban đêm, bố trí người trực và trang bị
các thiết bị cứu sinh theo quy định.
Điều 34. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu
1.Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định tại Điều 251, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, Điều 104 Nghị định số
58/2017/NĐ-CP và các quy định có liên quan khác của pháp luật.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, hoa tiêu khi dẫn tàu có trách nhiệm thơng báo kịp
thời bằng VHF cho Trung tâm VTS biết những nội dung sau:
a) Thời điểm lên tàu, thời điểm bắt đầu và kết thúc thực hiện việc dẫn tàu ngay sau khi lên
tàu và ngay trước khi chuẩn bị rời tàu.
b) Tình hình dẫn tàu, những thay đổi có tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến an toàn hàng
hải, an ninh hàng hải, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường trong vùng nước cảng biển và những
tai nạn, sự cố hàng hải xảy ra với tàu do mình dẫn hoặc phát hiện được trong quá trình dẫn
tàu.
c) Trường hợp tàu mình đang dẫn xảy ra tai nạn, sự cố hàng hải hoặc vi phạm các quy định
của pháp luật, hoa tiêu phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và chậm nhất 24 giờ sau
khi trở lại bờ phải gửi báo cáo bằng văn bản về sự việc xảy ra cho Cảng vụ hàng hải. Nội
dung báo cáo phải nêu rõ: tên hoa tiêu, tên tàu, diễn biến và biện pháp khắc phục hậu quả đã
được tiến hành, kết quả thực hiện các biện pháp đó và kiến nghị (nếu có).
d) Khi có nhiều tàu cùng tiếp cận vùng đón trả hoa tiêu, hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm liên

lạc, trao đổi thông tin với nhau và với Trung tâm VTS để kịp thời có chỉ dẫn, khuyến cáo phù
hợp.
e) Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm thơng báo kịp thời cho Cảng vụ về việc cung cấp tàu lai
chậm trễ, không đủ số lượng hoặc công suất theo quy định.
Điều 35. Nghĩa vụ của thuyền trưởng khi tự dẫn tàu
Trong trường hợp được phép tự dẫn tàu theo quy định tại Khoản 2 Điều 104 Nghị định số
58/2017/NĐ-CP, chậm nhất 02 giờ trước khi điều động, thuyền trưởng phải thông báo cho
Cảng vụ về việc tự dẫn tàu và xuất trình các giấy tờ chứng minh theo yêu cầu của Cảng vụ.
Điều 36. Trách nhiệm phối hợp giữa hoa tiêu, thuyền trưởng tàu được dẫn, thuyền
trưởng tàu lai (nếu có) và doanh nghiệp cảng
Trước khi điều động, dẫn tàu vào, rời cầu cảng, thuyền trưởng hoặc hoa tiêu phải liên lạc với
thuyền trưởng tàu lai (đối với tàu sử dụng tàu lai hỗ trợ) và doanh nghiệp cảng để kiểm tra
tính sẵn sàng của tàu lai, cầu cảng.
Trong trường hợp tàu lai, cầu cảng, công nhân buộc cởi dây chưa sẵn sàng, thuyền trưởng
hoặc hoa tiêu dẫn tàu phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải để có biện pháp xử lý kịp
thời.
Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức hoa tiêu hàng hải
1. Tổ chức hoa tiêu hàng hải cung cấp dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu trong vùng nước cảng biển có
trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và báo cáo Cảng vụ Quy trình dẫn tàu an tồn nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi
trường trong vùng nước cảng biển.
2. Sẵn sàng bố trí hoa tiêu dẫn tàu trong trường hợp cần thiết khi có yêu cầu của Giám đốc
12

Cảng vụ.
3. Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dẫn tàu của hoa tiêu theo Kế hoạch điều động
tàu của Cảng vụ.
Điều 38: Tàu thuyền đưa, đón hoa tiêu
1. Có hồ sơ, giấy chứng nhận và định biên, khả năng chuyên môn của thuyền bộ phù hợp

theo quy định.
2. Lắp đặt thiết bị tự động nhận dạng (AIS).

Mục 6
LAI DẮT HỖ TRỢ TẠI CẢNG BIỂN
Điều 39. Sử dụng tàu lai trong điều kiện bình thường
Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 80 mét trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng,
bến phao hoặc quay trở, di chuyển vị trí neo đậu trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng,
bến phao phải sử dụng tàu lai hỗ trợ theo quy định sau:
1. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 80 mét đến dưới 90 mét phải sử dụng ít nhất
01 tàu lai với cơng suất tối thiểu 500 HP.
2. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 90 mét đến dưới 110 mét phải sử dụng ít nhất
02 tàu lai với cơng suất tối thiểu mỗi tàu là 500 HP.
3. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 110 mét đến dưới 130 mét phải sử dụng ít nhất
02 tàu lai với công suất tối thiểu mỗi tàu là 1.000 HP.
4. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 130 mét đến dưới 150 mét phải sử dụng ít nhất
02 tàu lai với công suất tối thiểu mỗi tàu 1.000 HP và 1.500 HP.
5. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 150 mét đến dưới 170 mét phải sử dụng ít nhất
02 tàu lai với cơng suất tối thiểu mỗi tàu là 1.500 HP.
6. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 170 mét đến dưới 190 mét phải sử dụng ít nhất
02 tàu lai với cơng suất tối thiểu mỗi tàu là 2000 HP.
7. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 190 mét đến dưới 205 mét phải sử dụng ít nhất
02 tàu lai với công suất tối thiểu mỗi tàu là 2,500 HP.
8. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) từ 205 mét đến dưới 220 mét phải sử dụng ít nhất
02 tàu lai với công suất tối thiểu mỗi tàu là 3,000 HP.
9. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất (LOA) dưới 80 mét, cũng có thể yêu cầu tàu lai dắt hỗ
trợ trong trường hợp thuyền trưởng xét thấy cần thiết để đảm bảo an toàn.
Điều 40. Sử dụng lai dắt trong trường hợp đặc thù
1.Xà lan không tự hành vào, rời cảng ngồi sử dụng tàu lai của chính mình để hỗ trợ khi cặp,
rời cầu phải bố trí thêm 01 tàu lai khác với công suất như sau:

a) Đối với xà lan có tải trọng dưới 5,000 DWT phải sử dụng ít nhất 01 tàu lai có cơng suất
tối thiểu là 500 HP.
b) Đối với xà lan có tải trọng từ 5,000 DWT đến 7,500 DWT phải sử dụng ít nhất 01 tàu lai
có cơng suất tối thiểu là 1,000 HP.
c) Đối với xà lan có tải trọng từ 7,500 DWT đến 10,000 DWT phải sử dụng ít nhất 01 tàu lai
có cơng suất tối thiểu là 2,000 HP.
d) Đối với xà lan có tải trọng từ 10000 DWT đến 15000 DWT phải sử dụng ít nhất 01 tàu lai
có cơng suất tối thiểu là 2,500 HP.
13

e) Tàu thuyền có chiều dài trên 200 mét và mớn nước từ 10 mét trở lên phải sử dụng tàu lai
có tổng cơng suất tối thiểu 1,2 lần tổng công suất tàu lai quy định tại Điều 39, Khoản 8 Nội
quy này.
f) Không yêu cầu sử dụng tàu lai hỗ trợ trong trường hợp tàu thuyền di chuyển dọc cầu cảng
của một bến cảng liền nhau bằng tời kéo dây của tàu mà khơng phải sử dụng máy chính.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, thuyền trưởng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ.
g) Trường hợp tàu thuyền cặp/rời cầu cảng A2:
Trong trường hợp hai đầu bến cảng Gò Dầu A2 (cảng Gò Dầu A1 và cảng Long Thành), có
tàu thuyền cặp cầu, phải sử dụng hai (02) tàu lai hỗ trợ có cơng suất theo quy định tại Điều
39 Nội quy này để đảm bảo an toàn.
Điều 41: Sử dụng lai dắt trong điều kiện khơng bình thường
Trong điều kiện hàng hải khơng bình thường hoặc các trường hợp ngoài các quy định trên,
Giám đốc Cảng vụ căn cứ điều kiện cụ thể quy định số lượng và công suất tàu lai hỗ trợ tàu
thuyền khi điều động rời, cập cầu, bến phao sau khi tham khảo ý kiến của thuyền trưởng và
tổ chức hoa tiêu hàng hải liên quan.
Điều 42. Miễn giảm tiêu chuẩn lai dắt hỗ trợ
Đối với tàu thuyền có thiết bị hỗ trợ điều động, Giám đốc Cảng vụ sẽ xem xét miễn hoặc
giảm số lượng tàu lai hỗ trợ trên cơ sở tính năng của thiết bị hỗ trợ, đề nghị bằng văn bản của
thuyền trưởng, khuyến nghị bằng văn bản của hoa tiêu dẫn tàu và các điều kiện thực tế khác.

Điều 43. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt
1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 5 tháng kế tiếp) báo cáo Cảng vụ tình hình hoạt động của các
tàu lai hoạt động trong vùng nước cảng biển thuộc quản lý Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.
2. Chậm nhất 16 giờ hàng ngày, thông báo về kế hoạch lai hỗ trợ của ngày kế tiếp cho Cảng
vụ (Nội dung thông báo gồm: tên tàu lai; công suất; tên tàu được lai; vị trí, thời gian dự kiến
lai dắt hỗ trợ). Trường hợp có thay đổi, phải kịp thời thông báo bổ sung chậm nhất 02 giờ sau
khi nhận được yêu cầu cung cấp hoặc hủy bỏ dịch vụ .
3. Việc cung cấp dịch vụ tàu lai hỗ trợ tàu rời/cập cầu cảng hoặc quay trở, di chuyển vị trí
trong phạm vi vùng nước trước bến cảng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định tại Nội quy
cảng biển về công suất, số lượng tàu lai.
4. Thực hiện nghĩa vụ về phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. Thông báo kịp thời cho
Cảng vụ về việc cung cấp tàu lai chậm trễ, không đủ số lượng hoặc cơng suất theo quy định.
5. Có trách nhiệm kê khai, công bố và niêm yết giá theo quy định.

Mục 7
BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI, AN NINH HÀNG HẢI
VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
Điều 44. Bảo đảm an tồn hàng hải, an ninh hàng hải
Tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển thuộc quản lý Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có trách
nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Điều: 106,108, 109, Mục 1, Chương V, Nghị định
số 58/2017/NĐ-CP, các quy định có liên quan khác của pháp luật và các yêu cầu sau đây:
1. Việc neo đậu, cập cầu, cập mạn của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển phải bảo đảm
an toàn theo quy định.
2. Trong thời gian hành trình, điều động cập, rời cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, tàu thuyền
14

phải sử dụng máy tàu phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến các cơng trình và tàu thuyền khác.
3. Khi hoạt động trong vùng nước cảng biển, tàu thuyền phải lưu ý đến chiều cao tĩnh khơng
của các cơng trình qua sơng hoặc vị trí cấm thả neo, rê neo theo Thông báo hàng hải. Trong

mọi trường hợp, tàu thuyền khơng được hành trình phía dưới cơng trình qua sơng, nếu tàu có
chiều cao tĩnh khơng vượt q giới hạn cho phép.
Điều 45. Hoạt động thuỷ hải sản trong vùng nước cảng biển
Nghiêm cấm đóng đăng, đáy và các hoạt động nghề cá khác trong các khu vực sau: luồng và
phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và thuỷ diện cầu
cảng, bến phao, vùng quay trở tàu.
Điều 46. Hoạt động đoàn lai
1. Khi tiến hành lai kéo, lai đẩy hay lai áp mạn, chiều dài lớn nhất của đoàn lai được quy định
như sau:
a) Khi hành trình trong khu vực sơng Đồng Nai khi đi qua cầu Long Thành, khu vực sơng Thị
Vải: khơng q 150 mét.
b) Khi hành trình tại các khu vực khác: không quá 200 mét.
c) Các trường hợp khác phải có sự xem xét, chấp thuận của Giám đốc Cảng vụ.
Điều 47. Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số
58/2017/NĐ-CP. Ngồi ra tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm trình Cảng vụ xem xét
phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt hoặc phê duyệt phương án theo thẩm
quyền của Cảng vụ đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển trong các trường
hợp sau:
1. Hành trình của đồn tàu lai kéo có chiều dài đồn lai tính từ mũi tàu lai đến điểm cuối cùng
của đoàn lai vượt quá 150m khi đi qua cầu Long Thành và khu vực Gò Dầu, các khu vực khác
vượt quá 200m.
2. Khi tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn, phịng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố ơ nhiễm
dầu tràn, diễn tập an ninh hàng hải hoặc tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao, văn hóa ảnh
hưởng đến hoạt động hàng hải tại khu vực.
3. Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, trục vớt tài sản chìm đắm hoặc sửa chữa,
thay thế báo hiệu hàng hải có nguy cơ gây mất an toàn hàng hải.
4. Khi tổ chức lai dắt, cứu hộ tàu thuyền bị tai nạn, sự cố hàng hải có nguy cơ gây mất an toàn
hàng hải.
5. Khi tiến hành hạ thủy tàu thuyền từ các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.

6. Khi thực hiện nạo vét, duy tu thủy diện cảng.
Điều 48. An ninh hàng hải
Tàu thuyền và doanh nghiệp cảng biển phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Bộ luật
quốc tế về an ninh tàu thuyền và cảng biển (ISPS Code) và các quy định có liên quan của
pháp luật.
Điều 49. Hoạt động hun chuột, khử trùng
Tàu thuyền chỉ được phép tiến hành hun chuột, khử trùng trong khu vực kiểm dịch hoặc tại
các vị trí do Cảng vụ chỉ định.
Điều 50. Phịng, chống cháy, nổ tại cảng biển
Các tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh tại các Điều:
113, 114, Mục 1, Chương V, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP thì cần phải thực hiện các yêu cầu
sau:
15

1.Thuyền trưởng, doanh nghiệp liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định
về phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương theo quy định.
2. Tàu thuyền chỉ được tiến hành sửa chữa máy chính hoặc tiến hành các cơng việc có phát
ra tia lửa tại cảng biển sau khi được Cảng vụ chấp thuận.
3. Tàu thuyền chỉ được tiến hành chuyển tải xăng dầu hoặc hàng hoá nguy hiểm khác tại khu
chuyển tải đã được cơ quan có thẩm quyền quy định và theo chỉ định cụ thể của Giám đốc
Cảng vụ. Việc chuyển tải xăng dầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện khi đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về an tồn hàng hải, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường và phòng, chống
cháy, nổ theo quy định.
4. Tùy từng trường hợp, Giám đốc Cảng vụ quyết định các điều kiện cần thiết liên quan đến
việc chuyển tải các loại hàng hóa nguy hiểm khác, phù hợp với quy định của pháp luật Việt
Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
5. Khi xảy ra sự cố cháy nổ trong phạm vi vùng nước cảng, thuyền trưởng và tổ chức, cá nhân
liên quan có trách nhiệm thực hiện việc ứng cứu kịp thời và thông báo ngay cho Cảng vụ biết,
phối hợp xử lý.

Điều 51. Phòng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường
Các tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh tại các Điều:
116, 118, 119, Mục 2, Chương V, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP thì cần phải thực hiện các
yêu cầu sau:
1. Thuyền trưởng, doanh nghiệp liên quan phải thực hiện ngay việc ứng cứu sự cố ô nhiễm
môi trường theo yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ và cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Rác sinh hoạt trên tàu thuyền phải được phân loại và đựng trong thùng chứa chuyên dụng
để thu gom. Trường hợp có sử dụng lị đốt rác chun dùng trên tàu thì phải áp dụng theo
cơng ước và có ghi nhật ký.
3. Các doanh nghiệp cảng có trách nhiệm cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác khi tàu
thuyền hoạt động tại bến cảng. Trong trường hợp khơng thực hiện phải có danh sách các đơn
vị thu gom rác.
4. Chất thải nguy hại không được trộn lẫn với chất thải thông thường. Nếu trộn lẫn thì được
thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý như chất thải nguy hại.
5. Xưởng đóng mới, sửa chữa, lên đà tàu thuyền có trách nhiệm gửi Cảng vụ Báo cáo quan
trắc môi trường định kỳ (sau khi gửi các cơ quan có thẩm quyền).
Điều 52. Đổ rác, xả nước thải, nước dằn tàu và tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu
Tàu thuyền, doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ vệ sinh tàu thuyền
khi hoạt động tại cảng biển phải thực hiện việc đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu theo quy
định tại Điều 117, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP, Quy định về quản lý thu gom và xử lý chất
thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển của Bộ Giao thông vận tải và các yêu cầu sau
đây:
1. Rác sinh hoạt trên tàu thuyền phải được đựng trong thùng chứa chuyên dụng để thu gom.
Việc thu gom phải được tiến hành hàng ngày đối với tàu khách, hai ngày một lần đối với tàu
hàng, trừ trường hợp có sử dụng lị đốt rác chun dùng trên tàu và 4 ngày đối với các phương
tiện thủy nội địa hoạt động tại cảng biển.
2. Nước bẩn, cặn bẩn, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc hại khác phải được chứa
vào két riêng và chuyển lên thiết bị thu gom trên bờ hoặc tàu chuyên dùng theo quy định.
3. Tàu thuyền có nhu cầu thanh thải, tiếp nhận, lưu giữ, vận chuyển nước lẫn dầu, cặn dầu,
nước dằn tàu, chất thải rắn hoặc các loại chất thải nguy hại khác phải khai báo với Cảng vụ

16

tại Bản khai chung khi tàu đến cảng và chỉ thực hiện khi được Cảng vụ chấp thuận.

Mục 8
TÌM KIẾM CỨU NẠN VÀ XỬ LÝ TAI NẠN HÀNG HẢI
Điều 53. Tìm kiếm cứu nạn hàng hải
Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng biển thuộc quản lý Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai ngoài
tuân thủ theo Điều 107, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP, Nghị định 30/2017/NĐ-CP thì phải có
trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định về tìm kiếm cứu nạn theo quy định và các yêu
cầu sau đây:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ về phối hợp tham gia tìm kiếm
cứu nạn trong vùng nước cảng biển.
2. Nghiêm cấm hành vi sử dụng các trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu hoặc các trang
thiết bị, vật dụng khác để phát tín hiệu cấp cứu giả. Trường hợp do sơ suất trong quá trình sử
dụng các trang thiết bị phát tín hiệu cấp cứu giả như EPIRB, MF/HF, VHF…, thuyền trưởng
phải thông báo ngay cho Cảng vụ và kịp thời áp dụng biện pháp phù hợp để thơng báo huỷ
bỏ các tín hiệu cấp cứu giả đã phát.
Điều 54. Xử lý tai nạn hàng hải
Khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố hàng hải trong vùng nước cảng biển, thuyền trưởng, tổ chức,
cá nhân liên quan có trách nhiệm:
1. Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền và tổ chức cơng tác tìm
kiếm, cứu nạn nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Thông báo ngay cho Cảng vụ, Trung tâm điều hành hệ thống VTS, đồng thời phải tiến
hành ngay các biện pháp để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra và hỗ trợ tàu bị
nạn nếu không ảnh hưởng đến an tồn của tàu mình.
3. Thực hiện quy định của Bộ Giao thông vận tải về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

Mục 9

TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI
Điều 55. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng
Doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 67, Điều 113, Nghị định
số 58/2017/NĐ-CP, Nghị định số 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khai thác cảng
biển, Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT, Thông tư số 52/2017/TT-BGTVT, các quy định có
liên quan của pháp luật và các yêu cầu sau đây:
1. Trước khi tiến hành xây dựng, nâng cấp cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, khu
nước, vùng nước, chủ đầu tư gửi Cảng vụ bản sao chụp các giấy tờ sau: Quyết định đầu tư
xây dựng cơng trình; Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng cơng trình; Hồ sơ thiết kế và
các tài liệu quy định liên quan khác để tổ chức kiểm tra, giám sát theo quy định.
2. Sau khi hoàn thành thủ tục và được cấp thẩm quyền công bố mở cảng biển, bến cảng, cầu
cảng hoặc khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Cảng vụ các giấy tờ liên quan
theo quy định tại Khoản 3, Điều 14 và Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP và hồ
17

sơ hồn cơng (bao gồm tập bản vẽ) để tổ chức quản lý theo quy định.
3. Định kỳ trước ngày 15 tháng 1 hàng năm, báo cáo Cảng vụ về điều kiện khai thác cảng
(thông số kỹ thuật cầu cảng, các yêu cầu hạn chế khác) và công bố cho chủ tàu, các bên liên
quan biết.
4. Thông báo cho thuyền trưởng, đại lý tàu về thông số kỹ thuật của cầu cảng và các yêu cầu
kỹ thuật trong quá trình cập rời cầu ngay khi đồng ý tiếp nhận tàu thuyền vào bến cảng, bến
phao.
5. Trong thời gian điều động tàu cập, rời cầu cảng và trong thời gian không có tàu cập cầu,
các cần cẩu bờ khơng được đưa ra vùng nước trước cầu cảng. Trường hợp cần cẩu phải đưa
ra ngoài do nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, doanh nghiệp cảng phải thông báo bằng
văn bản và chỉ tiến hành khi được Cảng vụ chấp thuận; đồng thời, phải áp dụng biện pháp
thích hợp nhằm bảo đảm an toàn theo quy định.
6. Đối với các tàu phải áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ theo Phương án đảm bảo an toàn
khi ra, vào cầu cảng, bến phao, doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thơng báo cho thuyền

trưởng, đại lý các biện pháp hỗ trợ bổ sung ngay khi đồng ý tiếp nhận tàu.
7. Bố trí cơng nhân buộc, cởi dây và xếp dỡ hàng hóa đã qua đào tạo, có chứng chỉ chun
mơn và được trang bị bảo hộ lao động phù hợp. Tổ trưởng trực tiếp phụ trách các công nhân
buộc, cởi dây tại cầu cảng phải được trang bị VHF cầm tay để bảo đảm việc liên lạc, trao đổi
với Thuyền trưởng tàu thuyền liên quan và phải được thông báo rõ về kế hoạch, cách thức
buộc, cởi dây để chuẩn bị sẵn sàng trước khi tàu vào hoặc rời cảng.
8. Thực hiện kiểm định định kỳ chất lượng kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy định tại Điều
37, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP, Thơng tư số 52/2017/TT-BGTVT quy định về bảo trì cơng
trình hàng hải và các quy định có liên quan khác của pháp luật.
9. Cung cấp cho Cảng vụ bộ Hồ sơ kết quả khảo sát sau khi hoàn tất khảo sát vùng nước định
kỳ và lập thông báo hàng hải về độ sâu vùng nước theo quy định;
10. Tổ chức tiếp nhận hoặc niêm yết các doanh nghiệp có khả năng tiếp nhận rác thải, chất
thải lẫn dầu, nước dằn tàu tại cảng biển hoạt động tại khu vực cảng mình quản lý, khai thác.
11. Tùy từng loại cảng, cơng năng cảng mình khai thác, doanh nghiệp cảng phải có kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu và kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Quyết định số
02/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg.
12. Có trách nhiệm kê khai, công bố và niêm yết giá theo quy định.
13. Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới dự kiến ảnh hưởng trực tiếp vào khu vực, chủ doanh
nghiệp cảng phải:
a) Tổ chức lực lượng thường trực 24h/24h. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, áp thấp nhiệt
đới và triển khai ngay các kế hoạch, biện pháp cần thiết phòng chống, bảo vệ tàu thuyền, cầu
bến, kho xưởng, hàng hóa, trụ sở…
b) Thơng báo thơng tin về diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới và yêu cầu tàu thuyền neo đậu
tại cảng chủ động tìm vị trí neo đậu, trú ẩn an tồn.
c) Các doanh nghiệp có lực lượng, tàu thuyền phù hợp sẵn sàng thực hiện Lệnh điều động
phối hợp tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu của Cảng vụ.
Điều 56. Trách nhiệm của đại lý tàu biển
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và đề nghị Thuyền trưởng nghiên cứu, chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật và Nội quy cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương; các văn
bản chỉ đạo, điều hành của Cảng vụ.

2. Chủ động liên hệ với Cảng vụ và cơ quan chức năng để được cung cấp các thông tin liên
18

quan về điều kiện hàng hải, khí tượng, thủy văn, địa chất tại vùng nước cảng biển và các
khuyến cáo về an toàn đối với Thuyền trưởng.
3. Chỉ được thực hiện chức năng dịch vụ đại lý tàu thuyền trong phạm vi công việc được chủ
tàu ủy thác, phù hợp với điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu thuyền và quy định liên quan
khác của pháp luật.
4. Khi bố trí mới, thuyên chuyển hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đại lý viên, doanh nghiệp
chủ quản phải thông báo bằng văn bản cho Cảng vụ và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng
biển có đính kèm chứng chỉ photo của đại lý viên đó theo mẫu Thông tư số
13/2017/TT-BGTVT.
5. Thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cảng vụ và các cơ quan chức năng.
6. Thực hiện các khai báo theo quy trình thủ tục điện tử theo quy định.
7. Có trách nhiệm kê khai, công bố và niêm yết giá theo quy định
Điều 57. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, đại lý hàng hải và dịch
vụ lai dắt tàu thuyền.
1.Thực hiện theo Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định
về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu thuyền và dịch vụ lai dắt
tàu thuyền;
2.Khi bắt đầu tiến hành hoạt động tại khu vực quản lý của Cảng vụ, các doanh nghiệp dịch
vụ phải cung cấp hồ sơ theo yêu cầu để Cảng vụ thực hiện công tác quản lý chuyên nghành.

Mục 10
QUẢN LÝ CẢNG BIỂN, LUỒNG, BÁO HIỆU HÀNG HẢI
VÀ THÔNG BÁO HÀNG HẢI
Điều 58. Giám sát xây dựng cảng biển, cơng trình khác
Ngồi các điều được quy định tại Mục 1, Chương II, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP thì định
kỳ hàng tháng, chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị thực hiện phương án đảm bảo an toàn hàng

hải phải báo cáo Cảng vụ tiến độ thi công, công tác giám sát thi công của chủ đầu tư, công
tác triển khai phương án bảo đảm an toàn hàng hải và các nội dung cần thiết khác theo yêu
cầu trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng.
Điều 59. Quản lý vận hành luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, và công bố thông báo
hàng hải
1. Hoạt động quản lý, vận hành luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và công bố Thông báo hàng
hải thực hiện theo quy định tại Chương II và Chương III, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP và
các quy định liên quan khác của pháp luật.
2. Tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải, vùng nước trước
cầu cảng và các khu nước, vùng nước có trách nhiệm:
a) Bảo đảm các báo hiệu hàng hải thuộc trách nhiệm quản lý, vận hành đáp ứng tiêu chuẩn
kỹ thuật theo quy định và phù hợp với nội dung của thông báo hàng hải đã công bố.
b) Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải tiến hành sửa chữa, khắc phục
kịp thời.
c) Kịp thời thông báo cho Cảng vụ, Trung tâm điều hành hệ thống VTS:
– Khi phát hiện có chướng ngại vật trên luồng; báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai
lệch.
19

– Trước và sau khi sửa chữa, khắc phục hư hỏng, mất hoặc sai lệch các báo hiệu hàng hải.
– Các thông tin cần thiết khác.
d) Cung cấp cho Cảng vụ bình đồ đo sâu thể hiện kết quả khảo sát, đo đạc độ sâu luồng, thủy
diện cảng, vùng neo đậu, vùng đón trả hoa tiêu, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải
do đơn vị mình tổ chức thực hiện.
e) Hàng quý, khi gửi báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục
Hàng hải Việt Nam quy định tại Điều 42, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP (theo Mẫu số 17 quy
định tại phu lục ban hành kèm Nghị định số 58/2017/NĐ-CP) thì sao chụp gửi Cảng vụ 01
bản để kiểm tra hoạt động của báo hiệu.

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 60. Trách nhiệm thực hiện
Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động tại cảng biển tỉnh Đồng
Nai, tỉnh Bình Dương có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt
Nam, điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và Nội quy này.
Điều 61. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các phịng: Pháp chế, Thanh tra – An tồn an ninh hàng hải, Tổ chức – Hành chính, Tài vụ;
các đại diện: Phước Thái, Nhơn Trạch có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện Nội quy này.
Điều 62. Hiệu lực thi hành
1. Nội quy này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2018 và thay thế Nội quy các
cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số
333/QĐ-CVHHĐN ngày 10/12/2007 của Giám đốc Cảng vụ Đồng Nai.
2. Ban hành kèm theo Nội quy này 04 phụ lục. Giám đốc Cảng vụ sẽ cập nhật thường xuyên,
định kỳ các văn bản mới thay thế cho các văn bản trong danh mục này.

20

21

Phụ lục II
VÙNG ĐĨN TRẢ HOA TIÊU
1. Vùng đón trả hoa tiêu Vũng Tàu:
a) Vùng 1: cho tàu thuyền có chiều dài lớn nhất không quá 135m và mớn
nước không quá 7,5m (trừ các tàu thuyền quy định tại vùng 3) đón hoa tiêu
được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm A, B, C, D có tọa độ
như sau:

Tên
điểm
A
B
C
D

Hệ tọa độ VN-2000
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
10o20’46”
107o03’00”
10o20’52”
107o03’22”
10o20’01”
107o03’34”
10o19’56”
107o03’12”

Hệ tọa độ WGS-84
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
10o20’43”
107o03’07”
10o20’48”
107o03’29”
10o19’58”
107o03’41”
10o19’52”
107o03’18”

b) Vùng 2: cho tàu thuyền có chiều dài lớn nhất khơng q 135m và mớn
nước không quá 7,5m (trừ các tàu thuyền quy định tại vùng 3) trả hoa tiêu
được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm E, G, H, I có tọa độ
như sau:
Tên
điểm
E
G
H
I

Hệ tọa độ VN-2000
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
o
10 20’48”
107o02’43”
o
10 20’39”
107o02’04”
10o19’11”
107o02’25”
10o19’21”
107o03’04”

Hệ tọa độ WGS-84
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
o

10 20’45”
107o02’50”
o
10 20’35”
107o02’11”
10o19’08”
107o02’32”
10o19’17”
107o03’11”

c) Vùng 3: cho tàu thuyền chở xăng dầu, hàng hóa nguy hiểm, độc hại có
tổng dung tích từ 5.000 GT trở lên; tàu thuyền có chiều dài lớn nhất trên
135m hoặc mớn nước trên 7,5m đón, trả hoa tiêu và tàu thuyền khác có yêu
cầu, được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm K, L, M, N có
tọa độ như sau:
Tên
điểm
K
L
M
N

Hệ tọa độ VN-2000
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
o
10 17’00”
107o04’00”
o
10 17’00”

107o06’00”
10o15’28”
107o06’00”
10o15’28”
107o04’00”
22

Hệ tọa độ WGS-84
Vĩ độ (N)
Kinh độ (E)
o
10 16’56”
107o04’06”
o
10 16’56”
107o06’06”
10o15’25”
107o06’06”
10o15’25”
107o04’06”

Phụ lục III
TỐC ĐỘ HÀNH TRÌNH TRÊN LUỒNG
1. Trên các tuyến luồng do Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh quản lý:
a) Khu vực Thiềng Liềng: nếu có tàu neo đậu, buộc phao tốc độ không vượt quá 12 hải
lý/giờ.
b) Sơng Lịng Tàu từ ngã ba sơng Đồng Tranh đến mũi Phami: tốc độ không vượt quá 12
hải lý/giờ.
c) Sông Nhà Bè, sông Đồng Nai từ ngã ba Bình Khánh đến ngã ba Tắc Thầy Bảy: tốc độ

khơng vượt q 10 hải lý/giờ.
d) Sơng Sài Gịn từ mũi Đèn Đỏ đến hạ lưu cầu K15C bến cảng Bến Nghé: tốc độ khơng
vượt q 07 hải lý/giờ.
e) Sơng Sồi Rạp từ khu vực quay trở cảng SPCT đến ngã ba Bình Khánh: tốc độ khơng
vượt q 10 hải lý/giờ.
f) Sơng Sồi Rạp từ cảng SPCT đến ngã ba Vàm Cỏ: tốc độ không vượt quá 12 hải lý/giờ.
2. Trên các tuyến luồng do Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu quản lý:
a) Luồng sông Dinh, luồng Bến Đầm – Côn Đảo tốc độ không quá 8 hải lý/giờ.
b) Luồng Vũng Tàu – Thị Vải, Luồng Vũng Tàu – Sài Gòn (đoạn thuộc vùng nước cảng
biển) tốc độ không quá 10 hải lý/giờ. Riêng tàu container có trọng tải trên 80.000 DWT
hành trình trên luồng Vũng Tàu – Thị Vải đoạn từ Phao số 0 đến cửa sơng Gị Gia tốc độ
không quá 12 hải lý/giờ.
3. Việc hạn chế tốc độ quy định tại Phụ lục này không áp dụng đối với các tàu thuyền sau:
Tàu thuyền công vụ, cứu hỏa, cứu nạn khi đang làm nhiệm vụ và tàu thuyền cao tốc có
thiết kế chuyên dụng khác.

Phụ lục IV
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ HÀNG HẢI

STT

Số văn bản

Nội dung

1

95/2015/QH13

Bộ luật Hàng hải

Việt Nam 2015

25/11/2015

01/07/2017

2

58/2017/NĐ-CP

Quy định chi tiết
một số điều của Bộ
Luật Hàng hải Việt
Nam về quản lý
hoạt động hàng hải

10/05/2017

01/07/2017

3

37/2017/NĐ-CP

Quy định về điều
kiện kinh doanh
khai thác cảng biển

04/04/2017

01/07/2017

05/2017/NĐ-CP

Quy định về xử lý
tài sản chìm đắm
trên tuyến đường
thủy nội địa, vùng
nước cảng biển và
vùng biển Việt
Nam

16/01/2017

01/07/2017

4

23

Ngày phát hành Ngày hiệu lực

160/2016/NĐ-CP

Quy định về điều
kiện kinh doanh
vận tải biển, kinh
doanh dịch vụ đại
lý tàu thuyền và

dịch vụ lai dắt tàu
thuyền

29/11/2016

01/07/2017

24/2015/NĐ-CP

Quy định chi tiết
và biện pháp thi
hành một số điều
của luật giao thông
đường thủy nội địa
và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều
của luật giao thông
đường thủy nội địa

27/2/2015

01/05/2015

7

Áp dụng sửa đổi,
bổ sung năm 2002
của Cơng ước quốc
tế về an tồn sinh
mạng con người

27/2011/TT-BGTVT trên biển năm 1974
ban hành kèm theo
Bộ luật quốc tế về
an ninh tàu biển và
cảng biển

14/04/2011

28/05/2011

8

Quy định về trình
tự, thủ tục xác
30/2016/TT-BGTVT nhận việc trình
kháng nghị hàng
hải

28/10/2016

01/07/2017

9

Quy định về đào
tạo, cấp chứng chỉ
13/2017/TT-BGTVT chuyên môn cho
nhân viên đại lý
tàu biển

28/04/2017

01/07/2017

10

Quy định về quản
lý thu gom và xử
41/2017/TT-BGTVT lý chất thải từ tàu
thuyền trong vùng
nước cảng biển

14/11/2017

01/01/2018

5

6

24

12

Quy định việc áp
dụng Quy tắc quốc
19/2013/TT-BGTVT tế về phòng ngừa
đâm va tàu thuyền
trên biển

06/08/2013

15/09/2013

13

Quy định về báo
34/2015/TT-BGTVT cáo và điều tra tai
nạn hàng hải

24/07/2015

15/09/2015

14

Sửa đổi, bổ sung
một số điều của
Thông

số
34/2015/TTBGTVT ngày 24
39/2017/TT-BGTVT tháng 7 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải
quy định về báo
cáo và điều tra tai
nạn hàng hải

07/11/2017

01/01/2018

15

52/2017/TT-BGTVT

Quy định về bảo trì
cơng trình hàng hải

29/12/2017

01/03/2018

16

02/2013/QĐ-TTg

Quy chế hoạt động
ứng phó sự cố tràn
dầu

14/01/2013

01/03/2013

26/2016/QĐ-TTg

Quy chế hoạt động

ứng phó sự cố hóa
chất

01/07/2016

01/07/2016

Quyết định số
252/QĐ-CHHVN

Quyết định Cơng
bố mở vùng đón
trả hoa tiêu trong
vùng nước cảng
biển thuộc địa
phận tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu

28/4/2014

17

18

25

Căn cứ Công văn số 577 / CHHVN-PC ngày 07/02/2018 của Cục Hàng hải Nước Ta về phêduyệt Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương ; Xét ý kiến đề nghị của Trưởng phòng Pháp chế, QUYẾT ĐỊNHĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Nội quy Cảng biển thuộc địa phận tỉnh ĐồngNai, tỉnh Tỉnh Bình Dương ”. Điều 2.1. Quyết định này có hiệu lực hiện hành thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. 2. Bãi bỏ Quyết định số 333 / QĐ-CVHHĐN ngày 10/12/2007 của Cảng vụ Hàng hải ĐồngNai về Ban hành Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương và cácquy định trước kia của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tương quan đến hoạt động giải trí hàng hải tạikhu vực quản trị thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương trái với lao lý tại Nộiquy này. Điều 3. Các phịng : Pháp chế, Thanh tra – An tồn bảo mật an ninh hàng hải, Tổ chức – Hành chính, Tài vụ, Đại diện Phước Thái, Đại diện Nhơn Trạch, tổ chức triển khai và cá thể tương quan có tráchnhiệm thi hành Quyết định này. /. Nơi nhận : – Như Điều 3 ; – Cục Hàng hải Nước Ta ( b / c ) ; – Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai ; – BCH Biên phòng BR-VT ; – Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Dương ; – Sở Y tế tỉnh Đồng Nai ; – Sở GTVT tỉnh Đồng Nai ; – Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai ; – Phòng CSMT CA Đồng Nai ; – Phòng CSĐT CA Đồng Nai ; – Các cơ quan QLNN tương quan ; – Tổng Cty BĐATHH Miền Nam ; – Tổ chức Hoa tiêu : KV I, Vũng Tàu, Tân Cảng ; GIÁM ĐỐC – Các Hiệp hội chủ tàu ; – Các Doanh nghiệp cảng ; – Các Doanh nghiệp : Đại lý, Dịch Vụ Thương Mại Hàng hải ; – Lưu VT, TCHC.NGUYỄN VIẾT TRỌNGNỘI QUY CẢNG BIỂNTHUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH ĐỒNG NAI, TỈNH BÌNH DƯƠNG ( Ban hành kèm theo Quyết định số 35 / QĐ-CVHHĐNngày 20/4/2018 của Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai ) Chương IQUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnhNội quy này lao lý đơn cử về hoạt động giải trí hàng hải tại cảng biển tỉnh Đồng Nai và tỉnh BìnhDương trên cơ sở pháp luật của Bộ luật Hàng hải Nước Ta ngày 25/11/2015 và Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP ngày 10/05/2017 của nhà nước pháp luật chi tiết cụ thể một số ít điều của Bộ luậtHàng hải Nước Ta về quản trị hoạt động giải trí hàng hải và những lao lý khác có tương quan củapháp luật. Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Nội quy này vận dụng so với tổ chức triển khai, cá thể, tàu thuyền Nước Ta và quốc tế hoạtđộng tại những cảng biển, vùng nước thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Tỉnh Bình Dương. 2. Các pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, bảo mật an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường tạiNội quy này cũng được vận dụng so với cảng quân sự chiến lược, cảng cá và cảng, bến thủy trong nước nằmtrong vùng nước cảng biển. Điều 3. Phạm vi vùng nước cảng biển và vùng đón trả hoa tiêu1. Vùng nước cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương được Bộ Giao thơng Vận tải Côngbố vùng nước cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương và khu vực quản trị của Cảng vụHàng hải Đồng Nai. Chi tiết tại Phụ lục 1 phát hành kèm theo Nội quy này. 2. Vùng đón trả hoa tiêu cho tàu thuyền đến và rời cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dươngđược lao lý tại Quyết định số 252 / QĐ-CHHVN ngày 28/4/2014 của Cục Hàng hải ViệtNam cơng bố mở vùng đón trả hoa tiêu trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh BàRịa – Vũng Tàu. Chi tiết tại Phụ lục 2 phát hành kèm theo Nội quy này. Điều 4. Cơ quan quản trị nhà nước về hàng hải tại cảng biển1. Cơ quan thực thi công dụng quản trị nhà nước về hàng hải tại cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương là Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có trụ sở chính và những văn phịng đại diệnnhư sau : a ) Trụ sở chính Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai – Địa chỉ : Quốc lộ 51, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. – Điện thoại : 02513 832 134 ; Fax : 02513 832 135 – Điện thoại trực ban : 0909 639 646. – E-mail : [email protected] ; hoặc [email protected] ) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái ( Đại diện Phước Thái ) – Địa chỉ : Ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. – Điện thoại : 02513 841 255 ; Fax : 02513 841 141 – Di động : 0918 148 375 – E-Mail : [email protected] ) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch ( Đại diện Nhơn Trạch ) – Địa chỉ : Ấp 2, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. – Điện thoại : 02513 578 070 ; Fax : 02513 578 070 – Di Động : 0932 170 836 – E-Mail : [email protected]. Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai, Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái và tạiNhơn Trạch pháp luật tại Khoản 1 Điều này sau đây gọi tắt là Cảng vụ. Chương IIQUY ĐỊNH CỤ THỂMục 1TH Ủ TỤC TÀU THUYỀN ĐẾN VÀ RỜI CẢNG BIỂNĐiều 5. Yêu cầu chung so với hoạt động giải trí tàu thuyền tại cảng biển1. Tàu thuyền đến vùng nước cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương phải bảo vệ cácđiều kiện theo pháp luật tại Mục 1, Chương IV của Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP và những quyđịnh tương quan khác của pháp lý. 2. Tất cả những loại tàu thuyền chỉ được hoạt động giải trí tại những cảng biển, bến cảng, cầu cảng đãđược công bố đưa vào sử dụng và tương thích với công suất của cảng biển, bến cảng, cầu cảngđó. 3. Các tàu thuyền khi đi qua cầu Long Thành để vào / rời những cảng thuộc khu vực Đồng Naivà cảng Tỉnh Bình Dương kể cả những bến cảng thủy trong nước trên sông Đồng Nai phải điều chỉnhchiều cao tĩnh không và khổ thông thuyền bảo vệ hành trình dài an tồn khi qua cầu với giớihạn thông tin tĩnh không là 30 m, khổ thông thuyền là 110 m. 4. Các tàu thuyền khi đi qua đường dây điện cao thế để vào / rời những cảng thuộc khu vực GịDầu phải kiểm soát và điều chỉnh chiều cao tĩnh khơng sao cho bảo vệ hành trình dài an tồn khi chiều caotĩnh không thông tin của đường dây điện cao thế khu vực này là 55 m. 5. Các tàu thuyền khi đi qua cầu Phước Khánh để vào / rời những cảng thuộc khu vực NhơnTrạch phải kiểm soát và điều chỉnh chiều cao tĩnh không và khổ thơng thuyền bảo vệ hành trình dài an tồnkhi qua cầu với số lượng giới hạn tĩnh không thông tin là 55 m, khổ thơng thuyền sẽ được cập nhậtkhi có thơng báo chính thức từ cầu Phước Khánh. 6. Các tàu thuyền khi đi qua đường dây điện cao thế trên sông Đồng Nai, sơng Sồi Rạp, sơng Lịng Tàu để vào / rời những cảng thuộc khu vực Nhơn Trạch và những cảng thuộc khu vựcsông Đồng Nai phải kiểm soát và điều chỉnh chiều cao tĩnh không sao cho bảo vệ an tồn khi chiều caotĩnh khơng thơng báo của những đường dây điện cao thế khu vực này là 55 m. 7. Khu neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền vào cảng biển thuộc Đồng Nai và Tỉnh Bình Dương làgiới hạn tại những khu vực được lao lý đơn cử như sau : a ) Khu neo Nhà Bè : – Có 4 điểm neo thuộc quyền quản trị của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai như sau : NB-14, NB-15, NB-16, NB-17. – Các điểm neo đậu khác tại khu neo Nhà Bè được pháp luật tại Nội quy cảng biển của Cảngvụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh ; b ) Khu neo Vũng Tàu được pháp luật tại Nội quy cảng biển của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu ; c ) Khu neo thượng lưu Cảng Phước Thái ( Vedan ) sẽ update khi có cơng bố chính thức. 8. Ngồi pháp luật trên, toàn bộ những loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải và mụcđích sử dụng chỉ được phép vào cảng biển thuộc quyền quản trị của Cảng vụ Hàng hải ĐồngNai khi chiều dài, mớn nước, trọng tải tương thích với điều kiện kèm theo được cho phép của luồng, cầu cảng, khu neo đậu đã được công bố. Các trường hợp khác do Giám đốc Cảng vụ xem xét, quyếtđịnh hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định hành động. Điều 6. Thủ tục thông tin, xác báo tàu thuyền đến, rời cảng biển1. Việc thông tin, xác báo tàu thuyền ( gồm có cả tàu quân sự chiến lược, tàu công vụ, tàu ngầm, tàulặn, thủy phi cơ, phương tiện đi lại thủy trong nước mang cấp VR-SB ) đến, rời cảng biển tỉnh ĐồngNai, tỉnh Tỉnh Bình Dương thực thi theo lao lý tại những Điều 87, Điều 88 Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP hoặc pháp luật tương quan về thủ tục điện tử cho tàu thuyền. 2. Ngoài lao lý tại Khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động giải trí tại vùng nước cảng biểnphải chấp hành chính sách thông tin, xác báo theo Quy chế quản trị, quản lý và vận hành, khai thác hệ thốnggiám sát và điều phối giao thông vận tải hàng hải khu vực cảng biển Vũng Tàu – TP HCM – Đồng Nai – Mỹ Tho ( sau đây được gọi là mạng lưới hệ thống VTS ). Điều 7. Điều động tàu thuyền trong vùng nước cảng biển1. Việc điều động tàu thuyền neo đậu, chuyển dời vị trí, cập cầu, cập mạn hoặc thực thi cáchoạt động tương tự như khác trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải theo lao lý tạiĐiều 62 Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP. 2. Phương tiện thuỷ trong nước, tàu cá được điều động vào neo đậu tại những vị trí theo chỉ định củaCảng vụ hàng hải. Điều 8. Thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển1. Thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển và tàu thuyền quốc tế quá cảnh Nước Ta đếnCampuchia qua sông Tiền thực thi theo pháp luật tại những Mục 2, Mục 4 và Mục 5 củaChương IV Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP. 2. Quy định miễn, giảm thủ tục tàu vào, rời cảng biển so với những trường hợp đặc biệt quan trọng theoquy định tại Điều 74 Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP. 3. Việc triển khai thủ tục điện tử so với tàu thuyền thực thi theo lao lý tại Mục 3C hương IV Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP và những lao lý pháp lý tương quan đến thủ tụcđiện tử. 4. Địa điểm làm thủ tục : a ) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái : Các tàu thuyền hoạt động giải trí tuyến nộiđịa, phương tiện đi lại thủy trong nước vào và rời bến cảng trên sông Thị Vải thuộc địa phận tỉnh ĐồngNai trừ những phương tiện đi lại thủy trong nước xuất cảnh đi Campuchia. b ) Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch : Các loại tàu thuyền kể cả phươngtiện thủy trong nước xuất cảnh đi Campuchia vào và rời bến cảng trên sơng Nhà Bè, sơng LịngTàu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai. c ) Tại Trụ sở chính Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai : Tất cả những loại tàu thuyền kể cả những tàuthuyền lao lý tại Điểm a và Điểm b điều này khi có nhu yếu làm thủ tục tại trụ sở chính. Mục 2TH Ủ TỤC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNGHÀNG HẢI KHÁC TẠI CẢNG BIỂNĐiều 9. Phê duyệt giải pháp bảo vệ an tồn hàng hảiTrình tự, thời hạn và thủ tục theo lao lý tại Điều 8 Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP. Điều 10. Thủ tục triển khai những hoạt động giải trí lặn hoặc những cơng việc ngầm dưới nướcTrình tự, thời hạn và thủ tục theo lao lý tại Điểm e, Khoản 2, Điều 62 Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP. Điều 11. Thủ tục tàu thuyền thi cơng cơng trình hàng hải, nạo vét luồng, khai thác cát hoặccần cẩu nổi và những thiết bị khu công trình khácTrình tự, thời hạn và thủ tục theo pháp luật tại Khoản 3, Điều 62 Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP và những lao lý pháp lý tương quan. Đối với dự án Bất Động Sản nạo vét thủy diện cảng, dự án Bất Động Sản nạo vét trùng tu luồng sử dụng ngân sách nhànước, dự án Bất Động Sản nạo vét xã hội hóa ngồi những pháp luật điều này cần triển khai theo pháp luật liênquan trực tiếp đến nội dung hoạt động giải trí được pháp lý pháp luật. Điều 12. Thủ tục cắm đăng đáy, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nướccảng biểnTrình tự, thời hạn và thủ tục theo lao lý tại Khoản 3, Điều 110, Mục 1, Chương V, Nghịđịnh số 58/2017 / NĐ-CP. Điều 13. Thủ tục thay thế sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực thi những hoạt động giải trí hàng hảikhácTrình tự, thời hạn và thủ tục theo lao lý tại Khoản 9, Điều 113, Mục 1, Chương V, Nghịđịnh số 58/2017 / NĐ-CP. Điều 14. Thủ tục tháo bỏ niêm phong kẹp chì tại những van, thiết bị của tàu thuyền màchất ô nhiễm hoàn toàn có thể thốt ra ngoài hoặc bơm thải những chất thải, nước bẩn qua những vanhoặc thiết bị của tàu thuyềnTrình tự, thời hạn và thủ tục theo lao lý tại Khoản 2, Điều 118, Mục 2, Chương V, Nghịđịnh số 58/2017 / NĐ-CP. Điều 15. Thủ tục ĐK, thu gom và giải quyết và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nướccảng biểnTrình tự, thời hạn và thủ tục theo pháp luật ở những Điều tại Chương II, Thông tư số41 / 2017 / TT-BGTVT ngày 14/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải đường bộ lao lý về quản trị thugom và giải quyết và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển. Điều 16. Thủ tục tương quan đến đảm nhiệm, trao đổi nước dằn tàuTrình tự, thời hạn và thủ tục theo lao lý của Bộ Giao thông vận tải đường bộ tương quan đến đảm nhiệm, trao đổi, thanh thải nước dằn tàu từ tàu thuyền tại cảng biển và lao lý khác tương quan củapháp luật. Điều 17. Thủ tục tàu thuyền đang đóng hoặc sửa chữa thay thế, hốn cải chạy thửTrình tự, thời hạn và thủ tục theo pháp luật tại Điều 98, Mục 4, Chương IV, Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP. Điều 18. Thủ tục trình kháng nghị hàng hảiCác tàu thuyền khi hoạt động giải trí trong vùng nước cảng biển thực thi việc trình kháng nghịhàng hải theo pháp luật tại những Điều : 118, 119, 120, 121 Bộ luật Hàng hải Nước Ta năm ngoái vàThông tư số 30/2016 / TT-BGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ Giao thông vận pháp luật về trìnhtự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải. Điều 19. Thủ tục đánh giá và thẩm định – phê duyệt nhìn nhận bảo mật an ninh cảng biểnTrình tự, thời hạn và thủ tục theo pháp luật ở những điều tại Chương III, Thông tư số27 / 2011 / TT-BGTVT ngày 14/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải đường bộ vận dụng sửa đổi, bổ sungnăm 2002 của Cơng ước quốc tế về an tồn sinh mạng con người trên biển năm 1974 banhành kèm theo Bộ luật quốc tế về bảo mật an ninh tàu thuyền và cảng biển nếu có thơng tư thay thếThơng tư số 27/2011 / TT-BGTVT thì vận dụng theo thơng tư sửa chữa thay thế. Điều 20. Thủ tục phê duyệt giải pháp trục vớt gia tài chìm đắmTrình tự, thời hạn và thủ tục theo pháp luật tại Điều 13 Nghị định số 05/2017 / NĐ-CP ngày16 / 01/2017 của nhà nước lao lý về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy trong nước, vùng nước cảng biển và vùng biển Nước Ta. Điều 21. Thủ tục phê duyệt Phương án vận tải đường bộ sản phẩm & hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêutrọng của phương tiện đi lại thủy nội địaTrình tự, thời hạn và thủ tục theo pháp luật tại Điều 12 Nghị định số 24/2015 / NĐ-CP ngày27 / 02/2015 của nhà nước pháp luật cụ thể và giải pháp thi hành 1 số ít điều của luật giaothông đường thủy trong nước và luật sửa đổi, bổ trợ một số ít điều của luật giao thông vận tải đường thủynội địa và những lao lý khác có tương quan của pháp lý. Điều 22. Địa điểm làm thủ tục so với những hoạt động giải trí hàng hải khác tạicảng biển – Địa điểm triển khai đảm nhiệm hồ sơ, giải quyết và xử lý những thủ tục hành chính khác tại Đại diện PhướcThái, Đại diện Nhơn Trạch được triển khai theo Quyết định về công dụng quyền hạn của cácđại diện. – Trụ sở chính : Thực hiện tổng thể những thủ tục theo lao lý. Mục 3TH ÔNG TIN LIÊN LẠC TẠI CẢNG BIỂNĐiều 23. Phương thức thông tin liên lạc1. Tổ chức, cá thể, tàu thuyền liên lạc với Cảng vụ qua địa chỉ, điện thoại cảm ứng, fax, hộp thư điệntử lao lý tại Điều 3 của Nội quy này. 2. Việc sử dụng VHF triển khai theo pháp luật dưới đây : a ) Tàu thuyền Nước Ta và tàu thuyền quốc tế khi đến, lưu lại và rời cảng biển tỉnh ĐồngNai, tỉnh Tỉnh Bình Dương phải duy trì liên lạc với Cảng vụ trên những kênh VHF được chỉ định ; trường hợp khơng được chỉ định, phải duy trì sự liên lạc trên kênh trực canh – kênh 16. Riêngkênh 13 và những kênh được chỉ định khác là những kênh thao tác. b ) Tên tàu thuyền hoặc tên tổ chức triển khai, cá thể chỉ được nêu không quá ba lần trong một lần gọihoặc vấn đáp. Trên kênh trực canh, việc gọi và vấn đáp phải được thực thi nhanh gọn vàchuyển sang kênh thao tác ngay sau khi đã liên lạc với nhau. c ) Tàu thuyền, tổ chức triển khai, cá thể không được làm ảnh hưởng tác động tới hoạt động giải trí của Cảng vụ trênkênh 13. d ) Nghiêm cấm tổ chức triển khai, cá thể, tàu thuyền thực thi những cuộc gọi thông thường trên kênh 16 trong thời hạn có tín hiệu cấp cứu hoặc thơng tin khẩn cấp phát trên kênh này. 3. Tàu thuyền hoàn toàn có thể liên lạc với Cảng vụ qua những đài thông tin duyên hải. 4. Ngôn ngữ sử dụng khi liên lạc VHF là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Điều 24. Thông báo, xác báo việc duy chuyển, điều động của tàu thuyền Nước Ta vàtàu thuyền nước ngoàiTàu thuyền Nước Ta và tàu thuyền quốc tế khi điều động vào / rời cảng, khu neo đậu, khuchuyển tải thuộc khu vực quản trị của Cảng vụ phải thông tin, xác báo cho Cảng vụ bằngVHF hoặc bằng điện thoại thông minh. Các tàu biển trước khi vào, rời những cảng, bến thủy trong nước trong vùng nước quản trị của Cảngvụ Hàng hải Đồng Nai ngoài việc phải triển khai thông tin để lập kế hoạch theo lao lý tạiKhoản 5, Điều19 Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP thì phải thơng báo, xác báo việc di chuyểncho Cảng vụ bằng VHF hoặc bằng điện thoại cảm ứng. Điều 25 : tin tức liên lạc với Hệ thống giám sát và điều phối giao thông vận tải hàng hảiCác tàu khi vào vùng nước cảng biển thuộc tỉnh Đồng Nai và tỉnh Tỉnh Bình Dương khi hoạt độngtại những vùng của mạng lưới hệ thống VTS ngoài việc tuân thủ những pháp luật tại Điều 63, Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP thì phải thực thi việc thông tin với TT VTS những nội dung cụ thểtrong Quy chế hoạt động giải trí mạng lưới hệ thống VTS. 1. Vị trí, khu vực, kênh liên lạc, nội dung thông tin thực thi theo Quy chế hoạt động giải trí hệthống VTS ; 2. Các tàu trong khi triển khai việc tiếp xúc bằng VHF, tránh làm nhiễu hoặc sử dụng cáckênh VHF mà mạng lưới hệ thống VTS đã pháp luật để liên lạc. 3. Các đổi khác hoặc bổ trợ, lan rộng ra về vùng hoạt động giải trí, kênh thao tác của mạng lưới hệ thống VTSquy định tại Điều này triển khai theo Quy chế hoạt động giải trí mạng lưới hệ thống VTS được phát hành. Mục 4HO ẠT ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN TẠI CẢNG BIỂNĐiều 26. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ1. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ được bộc lộ dưới những hình thức sau : a ) Kế hoạch điều động tàu ; b ) Lệnh điều động, gồm có cả điều động điện tử ; c ) Giấy phép chạy thử tàu ; d ) Giấy phép rời cảng ; e ) Giấy phép vào / rời bến cảng ( so với tàu thuyền thủy trong nước ). f ) Lệnh điều động trực tiếp qua VHF, điện thoại thông minh trong những trường hợp khẩn cấp. 2. Sau khi nhận được lệnh điều động, nếu không hề triển khai, Thuyền trưởng hoặc ngườiđại diện tàu có nghĩa vụ và trách nhiệm thông tin kịp thời cho Cảng vụ và lý giải nguyên do. Điều 27. Hành trình của tàu thuyền trong vùng nước cảng biểnTàu thuyền khi hoạt động giải trí trong vùng nước cảng biển phải chấp hành đúng pháp luật của Quytắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền phát hành theo Thông tư số 19/2013 / TT-BGTVT ngày06 / 8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải đường bộ, những lao lý có tương quan khác của phápluật và những nhu yếu sau đây : 1. Tàu thuyền khi hành trình dài cùng chiều khơng được đi gần nhau hoặc thành hàng ngang màphải đi theo hàng một và ln giữ khoảng cách an tồn so với tàu thuyền đi trước, đi sau vàcác tàu thuyền khác. 2. Các tàu hoạt động giải trí trong khu vực Gị Dầu khơng được cặp và rời cầu cùng lúc mà phải cáchnhau tối thiểu là 30 phút để cho tàu được cặp, rời cảng có đủ khơng gian và thời hạn điều động. 3. Các tàu khi hành trình dài trên luồng, phải tuân thủ hướng dẫn của báo hiệu hàng hải. Ngoài rakhi nhận được những hướng dẫn hay cảnh báo an tồn từ Trung tâm điều hành quản lý mạng lưới hệ thống VTS, thì triển khai theo những hướng dẫn, cảnh báo nhắc nhở của Trung tâm quản lý và điều hành mạng lưới hệ thống VTS. 4. Để bảo vệ bảo đảm an toàn hàng hải, bảo mật an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm thiên nhiên và môi trường, thuyền trưởng của tàu thuyền khi hoạt động giải trí tại vùng nước cảng biển phải thực thi những quyđịnh sau : a ) Chấp hành đúng chuẩn, kịp thời lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ ; trường hợp khôngthể thực thi ngay thì phải thơng báo Giám đốc Cảng vụ để giải quyết và xử lý. b ) Khi hành trình dài trên luồng, tàu thuyền phải duy trì vận tốc tương thích nhằm mục đích bảo vệ bảo đảm an toàn, đặc biệt quan trọng quan tâm khi đi qua những khu vực : luồng hẹp, khu quay trở, nơi đang có hoạt động giải trí ngầmdưới nước, thi cơng cơng trình, nạo vét luồng, thả phao tiêu, trục vớt, cứu hộ cứu nạn, xếp dỡ hànghoá, neo đậu và điều động của tàu thuyền. c ) Nếu điều kiện kèm theo trong thực tiễn được cho phép và bảo vệ bảo đảm an toàn, phải bám sát mép bên phải của luồng. Nghiêm cấm tàu thuyền hành trình dài cắt ngang qua luồng hoặc cắt hướng gây trở ngại cho tàuthuyền khác đang hành trình dài trên luồng. d ) Tàu thuyền nhỏ nếu hoàn toàn có thể hành trình dài an tồn ngồi luồng thì khơng được gây trở ngại đếnhành trình của tàu thuyền lớn chỉ hoàn toàn có thể hành trình dài an tồn trong khoanh vùng phạm vi số lượng giới hạn của luồng. e ) Khơng được tự ý neo đậu hoặc dừng lại trên luồng, đường ống và cơng trình ngầm dướinước, phía dưới đường dây điện cao thế, cầu qua sông hay những khu vực hạn chế khác, trừtrường hợp tàu thuyền bị tai nạn đáng tiếc, sự cố. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải áp dụngmọi giải pháp tương thích nhằm mục đích bảo vệ bảo đảm an toàn của tàu mình và những tàu thuyền khác, đồngthời nhanh gọn vận dụng giải pháp tương thích để đưa tàu thuyền đến vị trí neo đậu an tồn. f ) Tàu thuyền trước khi vào, rời cảng, bến thủy trong nước trong vùng nước cảng biển, thuyềntrưởng hoặc người làm thủ tục phải thơng báo cho Cảng vụ. 5. Thời gian hành trình dài đêm hôm tính từ 18 giờ 00 đến 05 giờ 00 của ngày tiếp nối. Trườnghợp chạy lấn đêm, tùy theo điều kiện kèm theo trong thực tiễn được cho phép, Giám đốc Cảng vụ sẽ xem xét quyếtđịnh. 6. Các tàu chỉ được phép hành trình dài đêm hôm trên luồng vào, rời những cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương cần tuân thủ những nhu yếu sau : a ) Vào hoặc rời cảng thuộc khu vực Gị Dầu-Tàu có chiều dài dưới 120 m, có mớn nước dưới 7 m hoặc hoàn toàn có thể lớn hơn sau khi tham khảoý kiến của Hoa tiêu và Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai so với thời gian ra vào đơn cử. b ) Vào hoặc rời cảng tại khu vực sông Đồng Nai gồm có cảng Tỉnh Bình Dương – Tàu dưới 5000DWT, mớn nước dưới 4 m hoặc hoàn toàn có thể lớn hơn sau khi tìm hiểu thêm quan điểm củaHoa tiêu và Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai so với thời gian ra vào đơn cử. – Đồn lai có tổng chiều dài dưới 120 m. c ) Các trường hợp khác nếu muốn hành trình dài đêm hôm trên luồng phải có sự xem xét chấpthuận của Giám đốc Cảng vụ. Điều 28. Tốc độ hành trình dài của tàu thuyền trên luồng1. Tàu thuyền hành trình dài trên luồng phải giữ vận tốc bảo đảm an toàn, tương thích với điều kiện kèm theo thực tếcho phép, đặc biệt quan trọng cần phải tính đến tỷ lệ giao thơng, tác động ảnh hưởng của sóng do tàu tạo ra đốivới tàu thuyền khác đang neo đậu, bến phà, bến đò, những tàu thuyền thủy trong nước nhỏ đanghành trình, những cơng trình trên sơng, ven bờ và bờ sơng. 2. Tàu thuyền phải giảm vận tốc và điều động thận trọng khi hành trình dài ngang qua hay gần cáckhu vực đưới đây : a ) Khu vực cầu Long Thành trên sơng Đồng Nai, cầu Phước Khánh trên sơng Lịng Tàu – NhàBè. b ) Khu vực ụ nổi, bến phà, bến khách ngang sơng. c ) Khu vực đang có thợ lặn hoạt động giải trí, đang triển khai nạo vét hay những hoạt động giải trí ngầm dướinước. d ) Tàu thuyền nhỏ, tàu thuyền chèo tay. e ) Cần cẩu nổi đang hoạt động giải trí. f ) Tàu thuyền đang trục vớt gia tài chìm đắm. g ) Các khu vực hạn chế hàng hải hoặc diễn tập theo Thông báo hàng hải của Cảng vụ. 3. Các tàu thuyền khi hành trình dài trên tuyến luồng do Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ ChíMinh quản trị để vào, rời những cảng biển tại khu vực Nhơn Trạch, những cảng trên sơng ĐồngNai, cảng Tỉnh Bình Dương cần tuân thủ lao lý về vận tốc phát hành trong Nội quy cảng biểnthành phố Hồ Chí Minh được trích lục và phát hành tại Phụ lục 3 đính kèm. 4. Các tàu thuyền hành trình dài trên luồng Vũng Tàu – Thị Vải vào, rời những cảng biển tại khu vựcGò Dầu cần tuân thủ lao lý về vận tốc được phát hành trong Nội quy cảng biển của Cảng vụHàng hải Vũng Tàu được trích lục và phát hành tại Phụ lục 3 đính kèm. 5. Các tàu thuyền hành trình dài trên tuyến luồng sơng Đồng Nai, địa thế căn cứ điều kiện kèm theo thực tiễn, mậtđộ tàu thuyền trên luồng phải giữ khoảng cách và vận tốc bảo đảm an toàn. Điều 29. Cập mạn tàu thuyền1. Trừ tàu công vụ, tàu hoa tiêu đang làm trách nhiệm và những trường hợp khẩn cấp, cấm tàuthuyền cập mạn tàu thuyền khác khi chưa được Cảng vụ hàng hải đồng ý chấp thuận. 2. Việc cập mạn tàu thuyền trong vùng nước cảng biển triển khai theo lao lý tại Điều 68N ghị định số 58/2017 / NĐ-CP, thông tư hướng dẫn và những nhu yếu sau đây : a ) Tàu thuyền cập mạn tàu để cấp nguyên vật liệu, chuyển tải xăng dầu hay những loại hàng nguyhiểm khác chỉ được cập mạn hàng một và phải có giấy phép cập mạn ( vận dụng cho tàu biểncập mạn ) hoặc giấy phép vào / rời cảng biển ( vận dụng cho phương tiện đi lại thủy trong nước cập mạn ). b ) Tàu thuyền cập mạn nhau phải có sự thỏa thuận hợp tác của 2 thuyền trưởng và vận dụng những biệnpháp nhằm mục đích bảo vệ bảo đảm an toàn khi cập mạn. c ) Đối với cảng Long Thành, cảng Gò Dầu A2 những tàu thuyền chỉ được phép cập mạn hàngmột. Điều 30. Tàu thuyền neo đậuTàu thuyền neo đậu trong vùng neo thuộc quản trị của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai phải chấphành theo pháp luật tại Điều 65, Mục 1, Chương IV, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP. 1. Các khu neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền vào cảng biển thuộc Đồng Nai và Bình Dươngđược pháp luật tại Khoản 8, Điều 4 Chương II tại Nội quy này. 2. Tàu thuyền có nhu yếu neo đậu phải có “ Giấy xin vị trí neo ” được gửi trực tiếp hoặc fax tớivăn phịng chính Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai chậm nhất 2 giờ trước khi tàu điều động vàovị trí neo đậu. Trong giấy xin vị trí neo phải bộc lộ được những thông số kỹ thuật cơ bản như sau : têntàu, quốc tịch, hô hiệu, GRT, DWT, LOA, Draft, lượng sản phẩm & hàng hóa, thời hạn dự kiến ( đến vàrời khu neo ), tên đại lý ( nếu có ). 3. Tàu thuyền phải neo đúng vị trí đã được chỉ định. Các phương tiện đi lại thủy trong nước, những xà lan, tàu thuyền cấp nguyên vật liệu hoặc những tàu thuyền nhỏ khác khi chưa được đồng ý chấp thuận của Cảngvụ không được cập mạn tàu đang neo làm gây mất trật tự bảo đảm an toàn, bảo mật an ninh hàng hải. 4. Thuyền trưởng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm xác báo lại cho Cảng vụ biết thời hạn ngay khi tàu10thuyền đã neo đậu an sống sót vị trí được chỉ định hoặc khi tàu rời vị trí neo để vào cảng làmhàng hoặc đi tới khu vực Cảng khác. 5. Tàu thuyền hoàn toàn có thể xin biến hóa vị trí neo đậu khác với vị trí do Cảng vụ chỉ định khi có lýdo hài hòa và hợp lý và chỉ được điều động tới vị trí mới khi được Cảng vụ đồng ý chấp thuận. 6. Tàu thuyền không được neo đậu trong khoanh vùng phạm vi luồng hàng hải, tại những vị trí hoàn toàn có thể gây mấtan tồn : khu vực có bến phà, bến đị chở khách ngang sông, dưới những đường dây điện cao thế, dưới những cầu bắc ngang sông. Trường hợp bất khả kháng buộc phải thả neo khẩn cấp thìthuyền trưởng phải ngay lập tức báo cho Trung tâm quản lý và điều hành mạng lưới hệ thống VTS và Cảng vụHàng hải Đồng Nai biết vị trí của tàu mình, sau đó phải khẩn trương khắc phục sự cố để giảitỏa vị trí này. 7. Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển phải bảo vệ duy trì tối thiểu 2/3 số lượng thuyềnviên với chức vụ tương thích theo Khoản 2, Điều 69, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP và phảiđảm bảo những chức vụ theo pháp luật tại Thông tư số 23/2017 / TT-BGTVT. 8. Phương tiện thủy nội địa chỉ được neo đậu, tập trung tại những khu neo lao lý và khơng gâycản trở đến việc hành trình dài của những tàu thuyền. Điều 31. Bảo đảm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khi điều động quay trở1. Tàu thuyền không được phép vượt qua hay điều động vào vùng quay trở khi ở đó đang cótàu thuyền quay trở và nếu hành vi đó làm tác động ảnh hưởng tới q trình quay trở của tàu thuyềnkhác. 2. Tàu thuyền trước, trong khi quay trở phải tăng cường cảnh giới và sử dụng những trang thiếtbị thông tin liên lạc hữu hiệu để báo, cảnh báo nhắc nhở cho những tàu thuyền khác đang đến gần biết vềtình trạng hiện tại cũng như dự kiến điều động của tàu mình ngay từ khi những tàu thuyền đócịn ở khoảng cách bảo đảm an toàn. 3. Khi điều kiện kèm theo thực tiễn được cho phép, tàu thuyền hoàn toàn có thể điều động quay trở tại khu vực thủy diệnbến cảng, bến phao để cặp hoặc rời cầu, phao hoặc cập mạn tàu khác nếu bảo vệ an tồn vàkhơng ảnh hưởng tác động tới hành trình dài, neo đậu của tàu thuyền khác. Mục 5D ỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢIĐiều 32. Yêu cầu so với dịch vụ hoa tiêu hàng hảiDịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng nước cảng biển phải triển khai theo lao lý tạiChương XI, Bộ luật Hàng hải Nước Ta năm ngoái, Mục 6 Chương V, Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP và pháp luật có tương quan khác của pháp lý và những nhu yếu sau đây : 1. Tổ chức hoa tiêu có nghĩa vụ và trách nhiệm lập và gửi kế hoạch dẫn tàu hàng ngày theo pháp luật tạiĐiều 103 Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP. 2. Tổ chức hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ và trách nhiệm sắp xếp hoa tiêu dẫn tàu theo kế hoạch điều độngtàu do Cảng vụ lập. 3. Tổ chức hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ và trách nhiệm thơng báo kịp thời cho hoa tiêu được phân côngdẫn tàu về Kế hoạch điều động tàu thuyền của Cảng vụ cung ứng và những đổi khác nếu có. 4. Tổ chức hoa tiêu phải update và thông tin cho hoa tiêu dẫn tàu những thông số kỹ thuật kỹ thuật vềbến cảng, bến phao, khu vực quay trở, độ sâu tuyến luồng … cũng như những nhu yếu kỹ thuậtkhi cập và rời cầu cảng, bến phao. Điều 33. Yêu cầu khi đón, trả hoa tiêu11Tàu thuyền khi đến gần tàu hoa tiêu để đón hoặc trả hoa tiêu phải giảm vận tốc đến mức thấpnhất đủ để ăn lái, giữ liên lạc với hoa tiêu trên kênh VHF được chỉ định và sắp xếp thang hoatiêu ở mạn dưới gió hoặc theo nhu yếu của hoa tiêu để hoa tiêu lên, rời tàu bảo đảm an toàn. Cầu thanghoa tiêu phải bảo vệ tiêu chuẩn, được chiếu sáng vào đêm hôm, sắp xếp người trực và trang bịcác thiết bị cứu sinh theo lao lý. Điều 34. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu1. Hoa tiêu dẫn tàu có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theoquy định tại Điều 251, Bộ luật Hàng hải Nước Ta năm ngoái, Điều 104 Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP và những lao lý có tương quan khác của pháp lý. 2. Ngoài lao lý tại Khoản 1 Điều này, hoa tiêu khi dẫn tàu có nghĩa vụ và trách nhiệm thơng báo kịpthời bằng VHF cho Trung tâm VTS biết những nội dung sau : a ) Thời điểm lên tàu, thời gian mở màn và kết thúc triển khai việc dẫn tàu ngay sau khi lêntàu và ngay trước khi chuẩn bị sẵn sàng rời tàu. b ) Tình hình dẫn tàu, những đổi khác có đặc thù nguy khốn, ảnh hưởng tác động đến bảo đảm an toàn hànghải, bảo mật an ninh hàng hải, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường trong vùng nước cảng biển và nhữngtai nạn, sự cố hàng hải xảy ra với tàu do mình dẫn hoặc phát hiện được trong quy trình dẫntàu. c ) Trường hợp tàu mình đang dẫn xảy ra tai nạn thương tâm, sự cố hàng hải hoặc vi phạm những quy địnhcủa pháp lý, hoa tiêu phải thông tin ngay cho Cảng vụ hàng hải và chậm nhất 24 giờ saukhi trở lại bờ phải gửi báo cáo giải trình bằng văn bản về vấn đề xảy ra cho Cảng vụ hàng hải. Nộidung báo cáo giải trình phải nêu rõ : tên hoa tiêu, tên tàu, diễn biến và giải pháp khắc phục hậu quả đãđược thực thi, tác dụng thực thi những giải pháp đó và đề xuất kiến nghị ( nếu có ). d ) Khi có nhiều tàu cùng tiếp cận vùng đón trả hoa tiêu, hoa tiêu dẫn tàu có nghĩa vụ và trách nhiệm liênlạc, trao đổi thông tin với nhau và với Trung tâm VTS để kịp thời có hướng dẫn, khuyến nghị phùhợp. e ) Hoa tiêu dẫn tàu có nghĩa vụ và trách nhiệm thơng báo kịp thời cho Cảng vụ về việc phân phối tàu laichậm trễ, không đủ số lượng hoặc hiệu suất theo lao lý. Điều 35. Nghĩa vụ của thuyền trưởng khi tự dẫn tàuTrong trường hợp được phép tự dẫn tàu theo pháp luật tại Khoản 2 Điều 104 Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP, chậm nhất 02 giờ trước khi điều động, thuyền trưởng phải thông tin choCảng vụ về việc tự dẫn tàu và xuất trình những sách vở chứng tỏ theo nhu yếu của Cảng vụ. Điều 36. Trách nhiệm phối hợp giữa hoa tiêu, thuyền trưởng tàu được dẫn, thuyềntrưởng tàu lai ( nếu có ) và doanh nghiệp cảngTrước khi điều động, dẫn tàu vào, rời cầu cảng, thuyền trưởng hoặc hoa tiêu phải liên lạc vớithuyền trưởng tàu lai ( so với tàu sử dụng tàu lai tương hỗ ) và doanh nghiệp cảng để kiểm tratính sẵn sàng chuẩn bị của tàu lai, cầu cảng. Trong trường hợp tàu lai, cầu cảng, công nhân buộc cởi dây chưa chuẩn bị sẵn sàng, thuyền trưởnghoặc hoa tiêu dẫn tàu phải thông tin ngay cho Cảng vụ hàng hải để có giải pháp giải quyết và xử lý kịpthời. Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức triển khai hoa tiêu hàng hải1. Tổ chức hoa tiêu hàng hải phân phối dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu trong vùng nước cảng biển cótrách nhiệm điều tra và nghiên cứu, kiến thiết xây dựng và báo cáo giải trình Cảng vụ Quy trình dẫn tàu an tồn nhằm mục đích nângcao chất lượng dịch vụ, bảo vệ bảo đảm an toàn, bảo mật an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơitrường trong vùng nước cảng biển. 2. Sẵn sàng sắp xếp hoa tiêu dẫn tàu trong trường hợp thiết yếu khi có nhu yếu của Giám đốc12Cảng vụ. 3. Tổ chức theo dõi, giám sát ngặt nghèo tình hình dẫn tàu của hoa tiêu theo Kế hoạch điều độngtàu của Cảng vụ. Điều 38 : Tàu thuyền đưa, đón hoa tiêu1. Có hồ sơ, giấy ghi nhận và định biên, năng lực trình độ của thuyền bộ phù hợptheo lao lý. 2. Lắp đặt thiết bị tự động hóa nhận dạng ( AIS ). Mục 6LAI DẮT HỖ TRỢ TẠI CẢNG BIỂNĐiều 39. Sử dụng tàu lai trong điều kiện kèm theo bình thườngTàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 80 mét trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng, bến phao hoặc quay trở, chuyển dời vị trí neo đậu trong khoanh vùng phạm vi vùng nước trước cầu cảng, bến phao phải sử dụng tàu lai tương hỗ theo lao lý sau : 1. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 80 mét đến dưới 90 mét phải sử dụng ít nhất01 tàu lai với cơng suất tối thiểu 500 HP. 2. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 90 mét đến dưới 110 mét phải sử dụng ít nhất02 tàu lai với cơng suất tối thiểu mỗi tàu là 500 HP. 3. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 110 mét đến dưới 130 mét phải sử dụng ít nhất02 tàu lai với hiệu suất tối thiểu mỗi tàu là 1.000 HP. 4. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 130 mét đến dưới 150 mét phải sử dụng ít nhất02 tàu lai với hiệu suất tối thiểu mỗi tàu 1.000 HP và 1.500 HP. 5. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 150 mét đến dưới 170 mét phải sử dụng ít nhất02 tàu lai với cơng suất tối thiểu mỗi tàu là 1.500 HP. 6. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 170 mét đến dưới 190 mét phải sử dụng ít nhất02 tàu lai với cơng suất tối thiểu mỗi tàu là 2000 HP. 7. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 190 mét đến dưới 205 mét phải sử dụng ít nhất02 tàu lai với hiệu suất tối thiểu mỗi tàu là 2,500 HP. 8. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) từ 205 mét đến dưới 220 mét phải sử dụng ít nhất02 tàu lai với hiệu suất tối thiểu mỗi tàu là 3,000 HP. 9. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất ( LOA ) dưới 80 mét, cũng hoàn toàn có thể nhu yếu tàu lai dắt hỗtrợ trong trường hợp thuyền trưởng xét thấy thiết yếu để bảo vệ bảo đảm an toàn. Điều 40. Sử dụng lai dắt trong trường hợp đặc thù1. Xà lan không tự hành vào, rời cảng ngồi sử dụng tàu lai của chính mình để tương hỗ khi cặp, rời cầu phải sắp xếp thêm 01 tàu lai khác với hiệu suất như sau : a ) Đối với xà lan có tải trọng dưới 5,000 DWT phải sử dụng tối thiểu 01 tàu lai có cơng suấttối thiểu là 500 HP.b ) Đối với xà lan có tải trọng từ 5,000 DWT đến 7,500 DWT phải sử dụng tối thiểu 01 tàu laicó cơng suất tối thiểu là 1,000 HP.c ) Đối với xà lan có tải trọng từ 7,500 DWT đến 10,000 DWT phải sử dụng tối thiểu 01 tàu laicó cơng suất tối thiểu là 2,000 HP.d ) Đối với xà lan có tải trọng từ 10000 DWT đến 15000 DWT phải sử dụng tối thiểu 01 tàu laicó cơng suất tối thiểu là 2,500 HP. 13 e ) Tàu thuyền có chiều dài trên 200 mét và mớn nước từ 10 mét trở lên phải sử dụng tàu laicó tổng cơng suất tối thiểu 1,2 lần tổng hiệu suất tàu lai lao lý tại Điều 39, Khoản 8 Nộiquy này. f ) Không nhu yếu sử dụng tàu lai tương hỗ trong trường hợp tàu thuyền vận động và di chuyển dọc cầu cảngcủa một bến cảng liền nhau bằng tời kéo dây của tàu mà khơng phải sử dụng máy chính. Trong trường hợp xét thấy thiết yếu, thuyền trưởng hoàn toàn có thể nhu yếu tàu lai tương hỗ. g ) Trường hợp tàu thuyền cặp / rời cầu cảng A2 : Trong trường hợp hai đầu bến cảng Gò Dầu A2 ( cảng Gò Dầu A1 và cảng Long Thành ), cótàu thuyền cặp cầu, phải sử dụng hai ( 02 ) tàu lai tương hỗ có cơng suất theo lao lý tại Điều39 Nội quy này để bảo vệ bảo đảm an toàn. Điều 41 : Sử dụng lai dắt trong điều kiện kèm theo khơng bình thườngTrong điều kiện kèm theo hàng hải khơng thông thường hoặc những trường hợp ngoài những pháp luật trên, Giám đốc Cảng vụ địa thế căn cứ điều kiện kèm theo đơn cử pháp luật số lượng và hiệu suất tàu lai tương hỗ tàuthuyền khi điều động rời, cập cầu, bến phao sau khi tìm hiểu thêm quan điểm của thuyền trưởng vàtổ chức hoa tiêu hàng hải tương quan. Điều 42. Miễn giảm tiêu chuẩn lai dắt hỗ trợĐối với tàu thuyền có thiết bị tương hỗ điều động, Giám đốc Cảng vụ sẽ xem xét miễn hoặcgiảm số lượng tàu lai tương hỗ trên cơ sở tính năng của thiết bị tương hỗ, ý kiến đề nghị bằng văn bản củathuyền trưởng, khuyến nghị bằng văn bản của hoa tiêu dẫn tàu và những điều kiện kèm theo trong thực tiễn khác. Điều 43. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lai dắt1. Định kỳ 6 tháng ( trước ngày 5 tháng tiếp nối ) báo cáo giải trình Cảng vụ tình hình hoạt động giải trí của cáctàu lai hoạt động giải trí trong vùng nước cảng biển thuộc quản trị Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai. 2. Chậm nhất 16 giờ hàng ngày, thông tin về kế hoạch lai tương hỗ của ngày tiếp nối cho Cảngvụ ( Nội dung thông tin gồm : tên tàu lai ; hiệu suất ; tên tàu được lai ; vị trí, thời hạn dự kiếnlai dắt tương hỗ ). Trường hợp có biến hóa, phải kịp thời thông tin bổ trợ chậm nhất 02 giờ saukhi nhận được nhu yếu cung ứng hoặc hủy bỏ dịch vụ. 3. Việc phân phối dịch vụ tàu lai tương hỗ tàu rời / cập cầu cảng hoặc quay trở, di chuyển vị trítrong khoanh vùng phạm vi vùng nước trước bến cảng phải chấp hành nghiêm chỉnh lao lý tại Nội quycảng biển về hiệu suất, số lượng tàu lai. 4. Thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm về phí và lệ phí theo lao lý của pháp lý. Thông báo kịp thời choCảng vụ về việc phân phối tàu lai chậm trễ, không đủ số lượng hoặc cơng suất theo lao lý. 5. Có nghĩa vụ và trách nhiệm kê khai, công bố và niêm yết giá theo pháp luật. Mục 7B ẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI, AN NINH HÀNG HẢIVÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNGĐiều 44. Bảo đảm an tồn hàng hải, bảo mật an ninh hàng hảiTàu thuyền khi hoạt động giải trí tại cảng biển thuộc quản trị Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có tráchnhiệm thực thi nghiêm chỉnh lao lý tại Điều : 106,108, 109, Mục 1, Chương V, Nghị địnhsố 58/2017 / NĐ-CP, những lao lý có tương quan khác của pháp lý và những nhu yếu sau đây : 1. Việc neo đậu, cập cầu, cập mạn của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển phải bảo đảman toàn theo lao lý. 2. Trong thời hạn hành trình dài, điều động cập, rời cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, tàu thuyền14phải sử dụng máy tàu tương thích, tránh làm ảnh hưởng tác động đến những cơng trình và tàu thuyền khác. 3. Khi hoạt động giải trí trong vùng nước cảng biển, tàu thuyền phải quan tâm đến chiều cao tĩnh khơngcủa những cơng trình qua sơng hoặc vị trí cấm thả neo, rê neo theo Thông báo hàng hải. Trongmọi trường hợp, tàu thuyền khơng được hành trình dài phía dưới cơng trình qua sơng, nếu tàu cóchiều cao tĩnh khơng vượt q số lượng giới hạn được cho phép. Điều 45. Hoạt động thuỷ món ăn hải sản trong vùng nước cảng biểnNghiêm cấm đóng đăng, đáy và những hoạt động giải trí nghề cá khác trong những khu vực sau : luồng vàphạm vi bảo vệ luồng hàng hải, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và thuỷ diện cầucảng, bến phao, vùng quay trở tàu. Điều 46. Hoạt động đoàn lai1. Khi triển khai lai kéo, lai đẩy hay lai áp mạn, chiều dài lớn nhất của đoàn lai được quy địnhnhư sau : a ) Khi hành trình dài trong khu vực sơng Đồng Nai khi đi qua cầu Long Thành, khu vực sơng ThịVải : khơng q 150 mét. b ) Khi hành trình dài tại những khu vực khác : không quá 200 mét. c ) Các trường hợp khác phải có sự xem xét, chấp thuận đồng ý của Giám đốc Cảng vụ. Điều 47. Phương án bảo vệ bảo đảm an toàn hàng hảiPhương án bảo vệ bảo đảm an toàn hàng hải thực thi theo lao lý tại Điều 8 Nghị định số58 / 2017 / NĐ-CP. Ngồi ra tổ chức triển khai, cá thể tương quan có nghĩa vụ và trách nhiệm trình Cảng vụ xem xétphương án bảo vệ bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt hoặc phê duyệt giải pháp theo thẩmquyền của Cảng vụ so với tàu thuyền hoạt động giải trí trong vùng nước cảng biển trong những trườnghợp sau : 1. Hành trình của đồn tàu lai kéo có chiều dài đồn lai tính từ mũi tàu lai đến điểm cuối cùngcủa đoàn lai vượt quá 150 m khi đi qua cầu Long Thành và khu vực Gò Dầu, những khu vực khácvượt quá 200 m. 2. Khi triển khai diễn tập tìm kiếm cứu nạn, phịng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố ơ nhiễmdầu tràn, diễn tập bảo mật an ninh hàng hải hoặc tổ chức triển khai tranh tài, màn biểu diễn thể thao, văn hóa truyền thống ảnhhưởng đến hoạt động giải trí hàng hải tại khu vực. 3. Vận chuyển sản phẩm & hàng hóa siêu trường, siêu trọng, trục vớt gia tài chìm đắm hoặc sửa chữa thay thế, sửa chữa thay thế báo hiệu hàng hải có rủi ro tiềm ẩn gây mất bảo đảm an toàn hàng hải. 4. Khi tổ chức triển khai lai dắt, cứu hộ cứu nạn tàu thuyền bị tai nạn đáng tiếc, sự cố hàng hải có rủi ro tiềm ẩn gây mất an toànhàng hải. 5. Khi tiến hành hạ thủy tàu thuyền từ những cơ sở đóng mới, sửa chữa thay thế tàu thuyền. 6. Khi triển khai nạo vét, trùng tu thủy diện cảng. Điều 48. An ninh hàng hảiTàu thuyền và doanh nghiệp cảng biển phải thực thi nghiêm chỉnh pháp luật của Bộ luậtquốc tế về bảo mật an ninh tàu thuyền và cảng biển ( ISPS Code ) và những lao lý có tương quan củapháp luật. Điều 49. Hoạt động hun chuột, khử trùngTàu thuyền chỉ được phép triển khai hun chuột, khử trùng trong khu vực kiểm dịch hoặc tạicác vị trí do Cảng vụ chỉ định. Điều 50. Phịng, chống cháy, nổ tại cảng biểnCác tàu thuyền khi hoạt động giải trí tại cảng biển ngoài việc triển khai nghiêm chỉnh tại những Điều : 113, 114, Mục 1, Chương V, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP thì cần phải thực thi những yêu cầusau : 151. Thuyền trưởng, doanh nghiệp tương quan có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi nghiêm chỉnh quy địnhvề phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương theo lao lý. 2. Tàu thuyền chỉ được thực thi thay thế sửa chữa máy chính hoặc triển khai những cơng việc có phátra tia lửa tại cảng biển sau khi được Cảng vụ đồng ý chấp thuận. 3. Tàu thuyền chỉ được thực thi chuyển tải xăng dầu hoặc hàng hoá nguy hại khác tại khuchuyển tải đã được cơ quan có thẩm quyền pháp luật và theo chỉ định đơn cử của Giám đốcCảng vụ. Việc chuyển tải xăng dầu lao lý tại khoản này chỉ được triển khai khi đáp ứngđầy đủ những nhu yếu về an tồn hàng hải, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường và phòng, chốngcháy, nổ theo lao lý. 4. Tùy từng trường hợp, Giám đốc Cảng vụ quyết định hành động những điều kiện kèm theo thiết yếu tương quan đếnviệc chuyển tải những loại sản phẩm & hàng hóa nguy khốn khác, tương thích với lao lý của pháp lý ViệtNam và những điều ước quốc tế mà Nước Ta là thành viên. 5. Khi xảy ra sự cố cháy nổ trong khoanh vùng phạm vi vùng nước cảng, thuyền trưởng và tổ chức triển khai, cá nhânliên quan có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi việc ứng cứu kịp thời và thông tin ngay cho Cảng vụ biết, phối hợp giải quyết và xử lý. Điều 51. Phòng ngừa, ứng phó sự cố mơi trườngCác tàu thuyền khi hoạt động giải trí tại cảng biển ngoài việc triển khai nghiêm chỉnh tại những Điều : 116, 118, 119, Mục 2, Chương V, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP thì cần phải triển khai cácyêu cầu sau : 1. Thuyền trưởng, doanh nghiệp tương quan phải triển khai ngay việc ứng cứu sự cố ô nhiễmmôi trường theo nhu yếu của Giám đốc Cảng vụ và cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật. 2. Rác hoạt động và sinh hoạt trên tàu thuyền phải được phân loại và đựng trong thùng chứa chuyên dụngđể thu gom. Trường hợp có sử dụng lị đốt rác chun dùng trên tàu thì phải vận dụng theocơng ước và có ghi nhật ký. 3. Các doanh nghiệp cảng có nghĩa vụ và trách nhiệm đáp ứng dịch vụ thu gom, luân chuyển rác khi tàuthuyền hoạt động giải trí tại bến cảng. Trong trường hợp khơng triển khai phải có list những đơnvị thu gom rác. 4. Chất thải nguy cơ tiềm ẩn không được trộn lẫn với chất thải thường thì. Nếu trộn lẫn thì đượcthu gom, luân chuyển, lưu giữ và giải quyết và xử lý như chất thải nguy cơ tiềm ẩn. 5. Xưởng đóng mới, sửa chữa thay thế, lên đà tàu thuyền có nghĩa vụ và trách nhiệm gửi Cảng vụ Báo cáo quantrắc môi trường tự nhiên định kỳ ( sau khi gửi những cơ quan có thẩm quyền ). Điều 52. Đổ rác, xả nước thải, nước dằn tàu và đảm nhiệm, giải quyết và xử lý chất thải lỏng có dầuTàu thuyền, doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức triển khai, đơn vị chức năng kinh doanh thương mại dịch vụ vệ sinh tàu thuyềnkhi hoạt động giải trí tại cảng biển phải triển khai việc đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu theo quyđịnh tại Điều 117, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP, Quy định về quản trị thu gom và giải quyết và xử lý chấtthải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển của Bộ Giao thông vận tải đường bộ và những nhu yếu sauđây : 1. Rác hoạt động và sinh hoạt trên tàu thuyền phải được đựng trong thùng chứa chuyên sử dụng để thu gom. Việc thu gom phải được thực thi hàng ngày so với tàu khách, hai ngày một lần so với tàuhàng, trừ trường hợp có sử dụng lị đốt rác chun dùng trên tàu và 4 ngày so với những phươngtiện thủy trong nước hoạt động giải trí tại cảng biển. 2. Nước bẩn, cặn bẩn, dầu hoặc hợp chất có dầu và những loại chất ô nhiễm khác phải được chứavào két riêng và chuyển lên thiết bị thu gom trên bờ hoặc tàu chuyên dùng theo pháp luật. 3. Tàu thuyền có nhu yếu thanh thải, tiếp đón, lưu giữ, luân chuyển nước lẫn dầu, cặn dầu, nước dằn tàu, chất thải rắn hoặc những loại chất thải nguy cơ tiềm ẩn khác phải khai báo với Cảng vụ16tại Bản khai chung khi tàu đến cảng và chỉ triển khai khi được Cảng vụ đồng ý chấp thuận. Mục 8T ÌM KIẾM CỨU NẠN VÀ XỬ LÝ TAI NẠN HÀNG HẢIĐiều 53. Tìm kiếm cứu nạn hàng hảiTổ chức, cá thể hoạt động giải trí tại cảng biển thuộc quản trị Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai ngoàituân thủ theo Điều 107, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP, Nghị định 30/2017 / NĐ-CP thì phải cótrách nhiệm thực thi nghiêm chỉnh pháp luật về tìm kiếm cứu nạn theo lao lý và những yêucầu sau đây : 1. Chấp hành nghiêm chỉnh nhu yếu của Giám đốc Cảng vụ về phối hợp tham gia tìm kiếmcứu nạn trong vùng nước cảng biển. 2. Nghiêm cấm hành vi sử dụng những trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu hoặc những trangthiết bị, đồ vật khác để phát tín hiệu cấp cứu giả. Trường hợp do sơ suất trong quy trình sửdụng những trang thiết bị phát tín hiệu cấp cứu giả như EPIRB, MF / HF, VHF. .., thuyền trưởngphải thông tin ngay cho Cảng vụ và kịp thời vận dụng giải pháp tương thích để thơng báo huỷbỏ những tín hiệu cấp cứu giả đã phát. Điều 54. Xử lý tai nạn đáng tiếc hàng hảiKhi xảy ra tai nạn thương tâm hoặc sự cố hàng hải trong vùng nước cảng biển, thuyền trưởng, tổ chức triển khai, cá thể tương quan có nghĩa vụ và trách nhiệm : 1. Áp dụng những giải pháp bảo vệ bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền và tổ chức triển khai cơng tác tìmkiếm, cứu nạn nhanh gọn, kịp thời, hiệu suất cao, tương thích với điều kiện kèm theo trong thực tiễn. 2. Thông báo ngay cho Cảng vụ, Trung tâm quản lý và điều hành mạng lưới hệ thống VTS, đồng thời phải tiếnhành ngay những giải pháp để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại hoàn toàn có thể xảy ra và tương hỗ tàu bịnạn nếu không tác động ảnh hưởng đến an tồn của tàu mình. 3. Thực hiện lao lý của Bộ Giao thông vận tải đường bộ về báo cáo giải trình và tìm hiểu tai nạn đáng tiếc hàng hải. Mục 9TR ÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢIĐiều 55. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảngDoanh nghiệp cảng có nghĩa vụ và trách nhiệm triển khai những pháp luật tại Điều 67, Điều 113, Nghị địnhsố 58/2017 / NĐ-CP, Nghị định số 37/2017 / NĐ-CP về điều kiện kèm theo kinh doanh thương mại khai thác cảngbiển, Thông tư số 41/2017 / TT-BGTVT, Thông tư số 52/2017 / TT-BGTVT, những lao lý cóliên quan của pháp lý và những nhu yếu sau đây : 1. Trước khi triển khai thiết kế xây dựng, tăng cấp cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, khunước, vùng nước, chủ góp vốn đầu tư gửi Cảng vụ bản sao chụp những sách vở sau : Quyết định đầu tưxây dựng cơng trình ; Quyết định phê duyệt phong cách thiết kế thiết kế xây dựng cơng trình ; Hồ sơ phong cách thiết kế vàcác tài liệu lao lý tương quan khác để tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát theo lao lý. 2. Sau khi triển khai xong thủ tục và được cấp thẩm quyền công bố mở cảng biển, bến cảng, cầucảng hoặc khu nước, vùng nước, chủ góp vốn đầu tư có nghĩa vụ và trách nhiệm gửi Cảng vụ những sách vở liên quantheo lao lý tại Khoản 3, Điều 14 và Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP và hồ17sơ hồn cơng ( gồm có tập bản vẽ ) để tổ chức triển khai quản trị theo pháp luật. 3. Định kỳ trước ngày 15 tháng 1 hàng năm, báo cáo giải trình Cảng vụ về điều kiện kèm theo khai thác cảng ( thông số kỹ thuật kỹ thuật cầu cảng, những nhu yếu hạn chế khác ) và công bố cho chủ tàu, những bên liênquan biết. 4. Thông báo cho thuyền trưởng, đại lý tàu về thông số kỹ thuật kỹ thuật của cầu cảng và những yêu cầukỹ thuật trong quy trình cập rời cầu ngay khi đồng ý chấp thuận tiếp đón tàu thuyền vào bến cảng, bếnphao. 5. Trong thời hạn điều động tàu cập, rời cầu cảng và trong thời hạn không có tàu cập cầu, những cần cẩu bờ khơng được đưa ra vùng nước trước cầu cảng. Trường hợp cần cẩu phải đưara ngoài do nhu yếu thay thế sửa chữa, bảo trì định kỳ, doanh nghiệp cảng phải thông tin bằngvăn bản và chỉ triển khai khi được Cảng vụ đồng ý chấp thuận ; đồng thời, phải vận dụng biện phápthích hợp nhằm mục đích bảo vệ bảo đảm an toàn theo lao lý. 6. Đối với những tàu phải vận dụng thêm những giải pháp tương hỗ theo Phương án bảo vệ an toànkhi ra, vào cầu cảng, bến phao, doanh nghiệp cảng có nghĩa vụ và trách nhiệm thơng báo cho thuyềntrưởng, đại lý những giải pháp tương hỗ bổ trợ ngay khi đồng ý chấp thuận tiếp đón tàu. 7. Bố trí cơng nhân buộc, cởi dây và xếp dỡ sản phẩm & hàng hóa đã qua đào tạo và giảng dạy, có chứng từ chunmơn và được trang bị bảo lãnh lao động tương thích. Tổ trưởng trực tiếp đảm nhiệm những công nhânbuộc, cởi dây tại cầu cảng phải được trang bị VHF cầm tay để bảo vệ việc liên lạc, trao đổivới Thuyền trưởng tàu thuyền tương quan và phải được thông tin rõ về kế hoạch, cách thứcbuộc, cởi dây để chuẩn bị sẵn sàng sẵn sàng chuẩn bị trước khi tàu vào hoặc rời cảng. 8. Thực hiện kiểm định định kỳ chất lượng kiến trúc cảng biển theo lao lý tại Điều37, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP, Thơng tư số 52/2017 / TT-BGTVT pháp luật về bảo dưỡng cơngtrình hàng hải và những lao lý có tương quan khác của pháp lý. 9. Cung cấp cho Cảng vụ bộ Hồ sơ tác dụng khảo sát sau khi hoàn tất khảo sát vùng nước địnhkỳ và lập thông tin hàng hải về độ sâu vùng nước theo pháp luật ; 10. Tổ chức tiếp đón hoặc niêm yết những doanh nghiệp có năng lực tiếp đón rác thải, chấtthải lẫn dầu, nước dằn tàu tại cảng biển hoạt động giải trí tại khu vực cảng mình quản trị, khai thác. 11. Tùy từng loại cảng, cơng năng cảng mình khai thác, doanh nghiệp cảng phải có kế hoạchứng phó sự cố tràn dầu và kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất theo lao lý tại Quyết định số02 / 2013 / QĐ-TTg và Quyết định số 26/2016 / QĐ-TTg. 12. Có nghĩa vụ và trách nhiệm kê khai, công bố và niêm yết giá theo pháp luật. 13. Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới gió mùa dự kiến ảnh hưởng tác động trực tiếp vào khu vực, chủ doanhnghiệp cảng phải : a ) Tổ chức lực lượng thường trực 24 h / 24 h. Theo dõi ngặt nghèo diễn biến của bão, áp thấp nhiệtđới và tiến hành ngay những kế hoạch, giải pháp thiết yếu phòng chống, bảo vệ tàu thuyền, cầubến, kho xưởng, sản phẩm & hàng hóa, trụ sở … b ) Thơng báo thơng tin về diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới gió mùa và nhu yếu tàu thuyền neo đậutại cảng dữ thế chủ động tìm vị trí neo đậu, trú ẩn an tồn. c ) Các doanh nghiệp có lực lượng, tàu thuyền tương thích chuẩn bị sẵn sàng triển khai Lệnh điều độngphối hợp tìm kiếm cứu nạn khi có nhu yếu của Cảng vụ. Điều 56. Trách nhiệm của đại lý tàu biển1. Cung cấp thông tin, tài liệu và ý kiến đề nghị Thuyền trưởng điều tra và nghiên cứu, chấp hành nghiêm chỉnhcác lao lý của pháp lý và Nội quy cảng biển tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương ; những vănbản chỉ huy, quản lý của Cảng vụ. 2. Chủ động liên hệ với Cảng vụ và cơ quan chức năng để được phân phối những thông tin liên18quan về điều kiện kèm theo hàng hải, khí tượng, thủy văn, địa chất tại vùng nước cảng biển và cáckhuyến cáo về bảo đảm an toàn so với Thuyền trưởng. 3. Chỉ được thực thi tính năng dịch vụ đại lý tàu thuyền trong khoanh vùng phạm vi việc làm được chủtàu ủy thác, tương thích với điều kiện kèm theo kinh doanh thương mại dịch vụ đại lý tàu thuyền và lao lý liên quankhác của pháp lý. 4. Khi sắp xếp mới, thuyên chuyển hoặc chấm hết hợp đồng lao động đại lý viên, doanh nghiệpchủ quản phải thông tin bằng văn bản cho Cảng vụ và những cơ quan quản trị nhà nước tại cảngbiển có đính kèm chứng từ photo của đại lý viên đó theo mẫu Thông tư số13 / 2017 / TT-BGTVT. 5. Thực hiện báo cáo giải trình, phân phối thông tin theo nhu yếu của Cảng vụ và những cơ quan chức năng. 6. Thực hiện những khai báo theo tiến trình thủ tục điện tử theo lao lý. 7. Có nghĩa vụ và trách nhiệm kê khai, công bố và niêm yết giá theo quy địnhĐiều 57. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh thương mại vận tải biển, đại lý hàng hải và dịchvụ lai dắt tàu thuyền. 1. Thực hiện theo Nghị định số 160 / năm nay / NĐ-CP ngày 29/11/2016 của nhà nước quy địnhvề điều kiện kèm theo kinh doanh thương mại vận tải biển, kinh doanh thương mại dịch vụ đại lý tàu thuyền và dịch vụ lai dắttàu thuyền ; 2. Khi mở màn triển khai hoạt động giải trí tại khu vực quản trị của Cảng vụ, những doanh nghiệp dịchvụ phải cung ứng hồ sơ theo nhu yếu để Cảng vụ thực thi công tác làm việc quản trị chuyên nghành. Mục 10QU ẢN LÝ CẢNG BIỂN, LUỒNG, BÁO HIỆU HÀNG HẢIVÀ THÔNG BÁO HÀNG HẢIĐiều 58. Giám sát kiến thiết xây dựng cảng biển, cơng trình khácNgồi những điều được lao lý tại Mục 1, Chương II, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP thì địnhkỳ hàng tháng, chủ góp vốn đầu tư, đơn vị chức năng thiết kế, đơn vị chức năng triển khai giải pháp bảo vệ bảo đảm an toàn hànghải phải báo cáo giải trình Cảng vụ quá trình xây đắp, công tác làm việc giám sát xây đắp của chủ góp vốn đầu tư, côngtác triển khai phương án bảo vệ bảo đảm an toàn hàng hải và những nội dung thiết yếu khác theo yêucầu trong quy trình thực thi góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng. Điều 59. Quản lý quản lý và vận hành luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, và công bố thông báohàng hải1. Hoạt động quản trị, quản lý và vận hành luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và công bố Thông báo hànghải triển khai theo lao lý tại Chương II và Chương III, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP vàcác lao lý tương quan khác của pháp lý. 2. Tổ chức trực tiếp quản trị, quản lý và vận hành báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải, vùng nước trướccầu cảng và những khu nước, vùng nước có nghĩa vụ và trách nhiệm : a ) Bảo đảm những báo hiệu hàng hải thuộc nghĩa vụ và trách nhiệm quản trị, quản lý và vận hành phân phối tiêu chuẩnkỹ thuật theo pháp luật và tương thích với nội dung của thông tin hàng hải đã công bố. b ) Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc xô lệch phải thực thi thay thế sửa chữa, khắc phụckịp thời. c ) Kịp thời thông tin cho Cảng vụ, Trung tâm quản lý mạng lưới hệ thống VTS : – Khi phát hiện có chướng ngại vật trên luồng ; báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sailệch. 19 – Trước và sau khi thay thế sửa chữa, khắc phục hư hỏng, mất hoặc rơi lệch những báo hiệu hàng hải. – Các thông tin thiết yếu khác. d ) Cung cấp cho Cảng vụ bình đồ đo sâu biểu lộ tác dụng khảo sát, đo đạc độ sâu luồng, thủydiện cảng, vùng neo đậu, vùng đón trả hoa tiêu, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tảido đơn vị chức năng mình tổ chức triển khai thực thi. e ) Hàng quý, khi gửi báo cáo giải trình bằng văn bản thực trạng hoạt động giải trí của báo hiệu hàng hải về CụcHàng hải Nước Ta pháp luật tại Điều 42, Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP ( theo Mẫu số 17 quyđịnh tại phu lục phát hành kèm Nghị định số 58/2017 / NĐ-CP ) thì sao chụp gửi Cảng vụ 01 bản để kiểm tra hoạt động giải trí của báo hiệu. Chương IIITỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 60. Trách nhiệm thực hiệnTổ chức, cá thể, tàu thuyền Nước Ta và quốc tế khi hoạt động giải trí tại cảng biển tỉnh ĐồngNai, tỉnh Tỉnh Bình Dương có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi nghiêm chỉnh pháp luật của pháp lý ViệtNam, điều ước quốc tế có tương quan mà Nước Ta là thành viên và Nội quy này. Điều 61. Trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiệnCác phịng : Pháp chế, Thanh tra – An tồn bảo mật an ninh hàng hải, Tổ chức – Hành chính, Tài vụ ; những đại diện thay mặt : Phước Thái, Nhơn Trạch có nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện Nội quy này. Điều 62. Hiệu lực thi hành1. Nội quy này có hiệu lực hiện hành thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2018 và sửa chữa thay thế Nội quy cáccảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tỉnh Bình Dương phát hành kèm theo Quyết định số333 / QĐ-CVHHĐN ngày 10/12/2007 của Giám đốc Cảng vụ Đồng Nai. 2. Ban hành kèm theo Nội quy này 04 phụ lục. Giám đốc Cảng vụ sẽ update tiếp tục, định kỳ những văn bản mới thay thế sửa chữa cho những văn bản trong hạng mục này. 2021P hụ lục IIVÙNG ĐĨN TRẢ HOA TIÊU1. Vùng đón trả hoa tiêu Vũng Tàu : a ) Vùng 1 : cho tàu thuyền có chiều dài lớn nhất không quá 135 m và mớnnước không quá 7,5 m ( trừ những tàu thuyền pháp luật tại vùng 3 ) đón hoa tiêuđược số lượng giới hạn bởi những đoạn thẳng nối lần lượt những điểm A, B, C, D có tọa độnhư sau : TênđiểmHệ tọa độ VN-2000Vĩ độ ( N ) Kinh độ ( E ) 10 o20 ’ 46 ” 107 o03 ’ 00 ” 10 o20 ’ 52 ” 107 o03 ’ 22 ” 10 o20 ’ 01 ” 107 o03 ’ 34 ” 10 o19 ’ 56 ” 107 o03 ’ 12 ” Hệ tọa độ WGS-84Vĩ độ ( N ) Kinh độ ( E ) 10 o20 ’ 43 ” 107 o03 ’ 07 ” 10 o20 ’ 48 ” 107 o03 ’ 29 ” 10 o19 ’ 58 ” 107 o03 ’ 41 ” 10 o19 ’ 52 ” 107 o03 ’ 18 ” b ) Vùng 2 : cho tàu thuyền có chiều dài lớn nhất khơng q 135 m và mớnnước không quá 7,5 m ( trừ những tàu thuyền pháp luật tại vùng 3 ) trả hoa tiêuđược số lượng giới hạn bởi những đoạn thẳng nối lần lượt những điểm E, G, H, I có tọa độnhư sau : TênđiểmHệ tọa độ VN-2000Vĩ độ ( N ) Kinh độ ( E ) 10 20 ’ 48 ” 107 o02 ’ 43 ” 10 20 ’ 39 ” 107 o02 ’ 04 ” 10 o19 ’ 11 ” 107 o02 ’ 25 ” 10 o19 ’ 21 ” 107 o03 ’ 04 ” Hệ tọa độ WGS-84Vĩ độ ( N ) Kinh độ ( E ) 10 20 ’ 45 ” 107 o02 ’ 50 ” 10 20 ’ 35 ” 107 o02 ’ 11 ” 10 o19 ’ 08 ” 107 o02 ’ 32 ” 10 o19 ’ 17 ” 107 o03 ’ 11 ” c ) Vùng 3 : cho tàu thuyền chở xăng dầu, sản phẩm & hàng hóa nguy hại, ô nhiễm cótổng dung tích từ 5.000 GT trở lên ; tàu thuyền có chiều dài lớn nhất trên135m hoặc mớn nước trên 7,5 m đón, trả hoa tiêu và tàu thuyền khác có yêucầu, được số lượng giới hạn bởi những đoạn thẳng nối lần lượt những điểm K, L, M, N cótọa độ như sau : TênđiểmHệ tọa độ VN-2000Vĩ độ ( N ) Kinh độ ( E ) 10 17 ’ 00 ” 107 o04 ’ 00 ” 10 17 ’ 00 ” 107 o06 ’ 00 ” 10 o15 ’ 28 ” 107 o06 ’ 00 ” 10 o15 ’ 28 ” 107 o04 ’ 00 ” 22H ệ tọa độ WGS-84Vĩ độ ( N ) Kinh độ ( E ) 10 16 ’ 56 ” 107 o04 ’ 06 ” 10 16 ’ 56 ” 107 o06 ’ 06 ” 10 o15 ’ 25 ” 107 o06 ’ 06 ” 10 o15 ’ 25 ” 107 o04 ’ 06 ” Phụ lục IIITỐC ĐỘ HÀNH TRÌNH TRÊN LUỒNG1. Trên những tuyến luồng do Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh quản lý : a ) Khu vực Thiềng Liềng : nếu có tàu neo đậu, buộc phao vận tốc không vượt quá 12 hảilý / giờ. b ) Sơng Lịng Tàu từ ngã ba sơng Đồng Tranh đến mũi Phami : vận tốc không vượt quá 12 hải lý / giờ. c ) Sông Nhà Bè, sông Đồng Nai từ ngã ba Bình Khánh đến ngã ba Tắc Thầy Bảy : tốc độkhơng vượt q 10 hải lý / giờ. d ) Sơng Sài Gịn từ mũi Đèn Đỏ đến hạ lưu cầu K15C bến cảng Bến Nghé : vận tốc khơngvượt q 07 hải lý / giờ. e ) Sơng Sồi Rạp từ khu vực quay trở cảng SPCT đến ngã ba Bình Khánh : vận tốc khơngvượt q 10 hải lý / giờ. f ) Sơng Sồi Rạp từ cảng SPCT đến ngã ba Vàm Cỏ : vận tốc không vượt quá 12 hải lý / giờ. 2. Trên những tuyến luồng do Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu quản trị : a ) Luồng sông Dinh, luồng Bến Đầm – Côn Đảo vận tốc không quá 8 hải lý / giờ. b ) Luồng Vũng Tàu – Thị Vải, Luồng Vũng Tàu – TP HCM ( đoạn thuộc vùng nước cảngbiển ) vận tốc không quá 10 hải lý / giờ. Riêng tàu container có trọng tải trên 80.000 DWThành trình trên luồng Vũng Tàu – Thị Vải đoạn từ Phao số 0 đến cửa sơng Gị Gia tốc độkhông quá 12 hải lý / giờ. 3. Việc hạn chế vận tốc pháp luật tại Phụ lục này không vận dụng so với những tàu thuyền sau : Tàu thuyền công vụ, cứu hỏa, cứu nạn khi đang làm trách nhiệm và tàu thuyền cao tốc cóthiết kế chuyên sử dụng khác. Phụ lục IVDANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ HÀNG HẢISTTSố văn bảnNội dung95 / năm ngoái / QH13Bộ luật Hàng hảiViệt Nam 201525 / 11/2015 01/07/201758 / 2017 / NĐ-CP Quy định chi tiếtmột số điều của BộLuật Hàng hải ViệtNam về quản lýhoạt động hàng hải10 / 05/2017 01/07/201737 / 2017 / NĐ-CP Quy định về điềukiện kinh doanhkhai thác cảng biển04 / 04/2017 01/07/201705 / 2017 / NĐ-CP Quy định về xử lýtài sản chìm đắmtrên tuyến đườngthủy trong nước, vùngnước cảng biển vàvùng biển ViệtNam16 / 01/2017 01/07/201723 Ngày phát hành Ngày hiệu lực160 / năm nay / NĐ-CP Quy định về điềukiện kinh doanhvận tải biển, kinhdoanh dịch vụ đạilý tàu thuyền vàdịch vụ lai dắt tàuthuyền29 / 11/2016 01/07/201724 / năm ngoái / NĐ-CP Quy định chi tiếtvà giải pháp thihành một số ít điềucủa luật giao thôngđường thủy nội địavà luật sửa đổi, bổsung 1 số ít điềucủa luật giao thôngđường thủy nội địa27 / 2/2015 01/05/2015 Áp dụng sửa đổi, bổ trợ năm 2002 của Cơng ước quốctế về an tồn sinhmạng con người27 / 2011 / TT-BGTVT trên biển năm 1974 phát hành kèm theoBộ luật quốc tế vềan ninh tàu biển vàcảng biển14 / 04/2011 28/05/2011 Quy định về trìnhtự, thủ tục xác30 / năm nay / TT-BGTVT nhận việc trìnhkháng nghị hànghải28 / 10/2016 01/07/2017 Quy định về đàotạo, cấp chứng chỉ13 / 2017 / TT-BGTVT trình độ chonhân viên đại lýtàu biển28 / 04/2017 01/07/201710 Quy định về quảnlý thu gom và xử41 / 2017 / TT-BGTVT lý chất thải từ tàuthuyền trong vùngnước cảng biển14 / 11/2017 01/01/20182412 Quy định việc ápdụng Quy tắc quốc19 / 2013 / TT-BGTVT tế về phòng ngừađâm va tàu thuyềntrên biển06 / 08/2013 15/09/201313 Quy định về báo34 / năm ngoái / TT-BGTVT cáo và tìm hiểu tainạn hàng hải24 / 07/2015 15/09/201514 Sửa đổi, bổ sungmột số điều củaThôngtưsố34 / năm ngoái / TTBGTVT ngày 2439 / 2017 / TT-BGTVT tháng 7 năm năm ngoái của Bộ trưởng BộGiao thông vận tảiquy định về báocáo và tìm hiểu tainạn hàng hải07 / 11/2017 01/01/20181552 / 2017 / TT-BGTVTQuy định về bảo trìcơng trình hàng hải29 / 12/2017 01/03/20181602 / 2013 / QĐ-TTgQuy chế hoạt độngứng phó sự cố tràndầu14 / 01/2013 01/03/201326 / năm nay / QĐ-TTgQuy chế hoạt độngứng phó sự cố hóachất01 / 07/2016 01/07/2016 Quyết định số252 / QĐ-CHHVNQuyết định Cơngbố mở vùng đóntrả hoa tiêu trongvùng nước cảngbiển thuộc địaphận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu28 / 4/2014 171825

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *